Từ tờ mờ sáng, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh trên phá Tam Giang (Thừa Thiên- Huế) đã nhộn nhịp thuyền bè tập trung mua bán tôm, cá. Bây giờ nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn...
< Ngư dân thôn Ngư Mỹ Thạnh bủa lừ bắt tôm, cá trên phá Tam Giang buôn bán ở chợ nổi mỗi ngày.
Nhộn nhịp chợ nổi
4 giờ sáng, khi các làng quê trên bờ phá Tam Giang vẫn còn yên giấc, tôi thức dậy lên thuyền theo người dân ra chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh. Trên một vùng đầm phá còn tờ mờ, hàng trăm chiếc thuyền của ngư dân và thương lái đã tụ tập, chợ nổi nhộn nhịp cảnh bán buôn. Chợ họp trên vũng đầm làng Ngư Mỹ Thạnh, vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cách TP.Huế chừng 30 km về phía bắc.
Không đông đúc và đa dạng như những chợ nổi miền Tây Nam Bộ, chợ nổi ở đây chủ yếu mua bán các loại thủy sản của vùng đầm phá. Không khí họp chợ vẫn còn mang đậm nét độc đáo trên mặt nước của đầm phá Tam Giang.
Chợ họp rất nhanh rồi vội vã tan. Thương lái nhanh tay thu mua tôm cá để kịp phiên chợ sáng ở các chợ huyện và chợ lớn ở thành phố Huế. Dân chài cũng tranh thủ bán nhanh những sản phẩm tôm, cá đánh bắt được để chợ thu xếp ngư lưới cụ trở về nhà bắt đầu công việc cho một ngày mới.
< Chiếc ghe của bà Dưỡng vừa cung cấp lương thực, dầu máy, ngư cụ cho ngư dân, vừa là “ngân hàng” để mọi người vay tiền và trả góp hằng ngày.
Chị Phan Thị Sen, 49 tuổi, một thương lái ở đây, cho biết: “Tôi thu mua ở đây đã hơn 20 năm. Cá ở đây nổi tiếng là tươi ngon. Đa số chúng tôi có mặt ở đây từ 4 giờ sáng, thu mua đến khoảng hơn 5- 6 giờ là phải vội vã vào bờ để đi cho kịp chợ sáng”. Không chỉ có những thương lái các vùng khác đến thu mua cá mà người làng cũng đi buôn. Cứ mỗi sáng sớm, vợ chồng bà Trần Thị Vui cùng con gái lại chia nhau thành hai thuyền, một thuyền mua tôm cá, một thuyền mua cua, ghẹ, lươn. Sau đó, đứa con gái lên bờ đi học, còn hai vợ chồng chở nhau lên chợ Tây Lộc (TP.Huế) để bán.
Hòa lẫn vào hàng chục chiếc thuyền của các thương lái thu mua tôm cá là vài chiếc thuyền bán hàng tạp hóa. Gọi là thuyền nhưng đó chỉ là những chiếc ghe nhỏ chở đầy nhu yếu phẩm và hàng quà dành cho trẻ con. Sau khi bán cá tôm xong, có tiền, ngư dân Ngư Mỹ Thạnh lại í ới gọi những chiếc thuyền tạp hóa để mua hàng từ gạo, dầu ăn, nước mắm, mì chính…phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Cuộc sống chỉ quay vòng đơn giản bình dị như vậy từ ngày này sang ngày khác trên đầm phá yên bình.
Bà Dưỡng, 60 tuổi, cho biết, bà đã bán hàng ở đây hơn 30 năm. Một mình bà vừa bơi thuyền vừa bán. Bà đem hàng hóa đến đây bán, rồi lại mua cá tôm về ăn. “Tui đi mãi thành quen. Ngày nào không bơi ghe ra đây lại thấy buồn. Tụi con nít ở đây thấy tui là mừng rối rít” - bà Dưỡng nói.
Tuy được gọi là chợ nhưng ai cũng biết nhau, biết cả tên họ, quê quán, tuổi tác của nhau. Không như những chợ trên bờ, cảnh mua tôm cá ở đây đầy ắp tiếng cười. Khi mặt trời lên, chợ nổi cũng vừa tan, trả lại vẻ bình lặng cho vùng đầm phá mênh mang.
Trở thành điểm du lịch hấp dẫn
Chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh tồn tại đến nay cũng đã vài trăm năm. Theo nhiều người già ở đây, dân chài Ngư Mỹ Thạnh có gốc tích là người Phú Lộc, Cầu Hai (H. Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).
Trước đây, tổ tiên họ sống lênh đênh trên đầm phá Tam Giang. Sau đó, thấy vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi giàu tôm cá, thủy sản nên đã tập trung về đây, tạo thành một xóm chài, gọi là Ngư Mỹ Thạnh. Chợ nổi cũng có từ đó. Từ địa điểm mua bán cá của một làng ngư nghiệp dần dần nơi đây trở thành điểm họp chợ cho cả vùng đầm phá các huyện Phong Điền, Quảng Điền hội tụ về.
Bà Phan Thị So, 65 tuổi, người làng Ngư Mỹ Thạnh, cho biết: “Khi còn nhỏ, tui đã thấy người ta đến đây thu mua tôm cá, rồi lại có người chèo thuyền đến bán hàng hóa”.
Làng Ngư Mỹ Thạnh hiện nay chỉ có 185 hộ, sống chủ yếu nhờ đánh bắt thủy sản trên đầm phá. Đa số các hộ đã có nhà trên bờ, nhưng sinh hoạt chính của họ vẫn ở những chiếc đò cũ kỹ. Hằng đêm họ ra phá đánh bắt tôm, cá đến tờ mờ sáng tập trung đến điểm họp chợ để bán. Trong khi người lớn lặn lội mưu sinh trên miền sông nước, trong thuyền những đứa trẻ vẫn ngủ ngon, mặc cho tiếng sóng, tiếng nói, tiếng cười râm ran cả một vùng sóng nước.
“Bao đời nay, người làng tui sống nhờ vào con tôm, con cá trên phá. Cuộc sống cũng lắm vất vả. Thức cả đêm thả lưới, đơm lừ, có khi may mắn thì được vài ba trăm, có khi cũng không được là bao. Cái tôm cái tép bữa nay cũng khan hiếm dần”, ông Trương, 70 tuổi, một ngư dân ở đây, nói.
Ông Hà Vinh, cán bộ văn hóa xã Quảng Lợi, cho biết, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh không chỉ là nơi buôn bán thủy sản lớn nhất của xã, của huyện, mà còn mang nhiều nét văn hóa của người dân chài vùng đầm phá Tam Giang. Khách du lịch rất thích về đây thuê thuyền ra tham quan vùng đầm phá và làng chài.
Du lịch, GO! - Theo Tuyết Khoa (báo Thanh Niên), internet
Link to full article
< Ngư dân thôn Ngư Mỹ Thạnh bủa lừ bắt tôm, cá trên phá Tam Giang buôn bán ở chợ nổi mỗi ngày.
Nhộn nhịp chợ nổi
4 giờ sáng, khi các làng quê trên bờ phá Tam Giang vẫn còn yên giấc, tôi thức dậy lên thuyền theo người dân ra chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh. Trên một vùng đầm phá còn tờ mờ, hàng trăm chiếc thuyền của ngư dân và thương lái đã tụ tập, chợ nổi nhộn nhịp cảnh bán buôn. Chợ họp trên vũng đầm làng Ngư Mỹ Thạnh, vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cách TP.Huế chừng 30 km về phía bắc.
Không đông đúc và đa dạng như những chợ nổi miền Tây Nam Bộ, chợ nổi ở đây chủ yếu mua bán các loại thủy sản của vùng đầm phá. Không khí họp chợ vẫn còn mang đậm nét độc đáo trên mặt nước của đầm phá Tam Giang.
Chợ họp rất nhanh rồi vội vã tan. Thương lái nhanh tay thu mua tôm cá để kịp phiên chợ sáng ở các chợ huyện và chợ lớn ở thành phố Huế. Dân chài cũng tranh thủ bán nhanh những sản phẩm tôm, cá đánh bắt được để chợ thu xếp ngư lưới cụ trở về nhà bắt đầu công việc cho một ngày mới.
< Chiếc ghe của bà Dưỡng vừa cung cấp lương thực, dầu máy, ngư cụ cho ngư dân, vừa là “ngân hàng” để mọi người vay tiền và trả góp hằng ngày.
Chị Phan Thị Sen, 49 tuổi, một thương lái ở đây, cho biết: “Tôi thu mua ở đây đã hơn 20 năm. Cá ở đây nổi tiếng là tươi ngon. Đa số chúng tôi có mặt ở đây từ 4 giờ sáng, thu mua đến khoảng hơn 5- 6 giờ là phải vội vã vào bờ để đi cho kịp chợ sáng”. Không chỉ có những thương lái các vùng khác đến thu mua cá mà người làng cũng đi buôn. Cứ mỗi sáng sớm, vợ chồng bà Trần Thị Vui cùng con gái lại chia nhau thành hai thuyền, một thuyền mua tôm cá, một thuyền mua cua, ghẹ, lươn. Sau đó, đứa con gái lên bờ đi học, còn hai vợ chồng chở nhau lên chợ Tây Lộc (TP.Huế) để bán.
Hòa lẫn vào hàng chục chiếc thuyền của các thương lái thu mua tôm cá là vài chiếc thuyền bán hàng tạp hóa. Gọi là thuyền nhưng đó chỉ là những chiếc ghe nhỏ chở đầy nhu yếu phẩm và hàng quà dành cho trẻ con. Sau khi bán cá tôm xong, có tiền, ngư dân Ngư Mỹ Thạnh lại í ới gọi những chiếc thuyền tạp hóa để mua hàng từ gạo, dầu ăn, nước mắm, mì chính…phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Cuộc sống chỉ quay vòng đơn giản bình dị như vậy từ ngày này sang ngày khác trên đầm phá yên bình.
Bà Dưỡng, 60 tuổi, cho biết, bà đã bán hàng ở đây hơn 30 năm. Một mình bà vừa bơi thuyền vừa bán. Bà đem hàng hóa đến đây bán, rồi lại mua cá tôm về ăn. “Tui đi mãi thành quen. Ngày nào không bơi ghe ra đây lại thấy buồn. Tụi con nít ở đây thấy tui là mừng rối rít” - bà Dưỡng nói.
Tuy được gọi là chợ nhưng ai cũng biết nhau, biết cả tên họ, quê quán, tuổi tác của nhau. Không như những chợ trên bờ, cảnh mua tôm cá ở đây đầy ắp tiếng cười. Khi mặt trời lên, chợ nổi cũng vừa tan, trả lại vẻ bình lặng cho vùng đầm phá mênh mang.
Trở thành điểm du lịch hấp dẫn
Chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh tồn tại đến nay cũng đã vài trăm năm. Theo nhiều người già ở đây, dân chài Ngư Mỹ Thạnh có gốc tích là người Phú Lộc, Cầu Hai (H. Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).
Trước đây, tổ tiên họ sống lênh đênh trên đầm phá Tam Giang. Sau đó, thấy vùng rìa phá Tam Giang thuộc xã Quảng Lợi giàu tôm cá, thủy sản nên đã tập trung về đây, tạo thành một xóm chài, gọi là Ngư Mỹ Thạnh. Chợ nổi cũng có từ đó. Từ địa điểm mua bán cá của một làng ngư nghiệp dần dần nơi đây trở thành điểm họp chợ cho cả vùng đầm phá các huyện Phong Điền, Quảng Điền hội tụ về.
Bà Phan Thị So, 65 tuổi, người làng Ngư Mỹ Thạnh, cho biết: “Khi còn nhỏ, tui đã thấy người ta đến đây thu mua tôm cá, rồi lại có người chèo thuyền đến bán hàng hóa”.
Làng Ngư Mỹ Thạnh hiện nay chỉ có 185 hộ, sống chủ yếu nhờ đánh bắt thủy sản trên đầm phá. Đa số các hộ đã có nhà trên bờ, nhưng sinh hoạt chính của họ vẫn ở những chiếc đò cũ kỹ. Hằng đêm họ ra phá đánh bắt tôm, cá đến tờ mờ sáng tập trung đến điểm họp chợ để bán. Trong khi người lớn lặn lội mưu sinh trên miền sông nước, trong thuyền những đứa trẻ vẫn ngủ ngon, mặc cho tiếng sóng, tiếng nói, tiếng cười râm ran cả một vùng sóng nước.
“Bao đời nay, người làng tui sống nhờ vào con tôm, con cá trên phá. Cuộc sống cũng lắm vất vả. Thức cả đêm thả lưới, đơm lừ, có khi may mắn thì được vài ba trăm, có khi cũng không được là bao. Cái tôm cái tép bữa nay cũng khan hiếm dần”, ông Trương, 70 tuổi, một ngư dân ở đây, nói.
Ông Hà Vinh, cán bộ văn hóa xã Quảng Lợi, cho biết, chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh không chỉ là nơi buôn bán thủy sản lớn nhất của xã, của huyện, mà còn mang nhiều nét văn hóa của người dân chài vùng đầm phá Tam Giang. Khách du lịch rất thích về đây thuê thuyền ra tham quan vùng đầm phá và làng chài.
Du lịch, GO! - Theo Tuyết Khoa (báo Thanh Niên), internet
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét