Đảo Hòn Dấu là một địa danh đặc biệt của Đồ Sơn, cách Bến Nghiêng chừng 2km với khoảng 20 phút đi tàu. Ở đây có khu rừng nguyên sinh, danh thắng thiên nhiên rất hoang sơ, cổ kính với hàng nghìn cây đa, si và nhiều loại cổ thụ có cách đây hàng trăm năm.
Đã có không ít lời ca ngợi về địa danh Hòn Dấu. Có người ví đó là một viên ngọc quý giá mà tạo hóa ban tặng cho Hải Phòng. Có người thì cho rằng đây là thiên đường nơi hạ giới bởi vẻ đẹp của chốn bồng lai tiên cảnh.
Đặt chân lên đảo, nơi mà du khách thường ghé đầu tiên đó là Đền thờ Nam Hải Thần Vương, ngôi đền ngự ngay cạnh bến tàu, với vẻ đẹp linh thiêng được tôn lên nhờ bãi sỏi uốn lượn như muôn ngàn nốt nhạc vô thanh thả xuống rì rào sóng biển. Theo người dân ở đây, ngôi đền cổ này rất linh thiêng và đặc biệt ý nghĩa với người đi biển. Tàu bè qua đây nếu không ghé vào lễ cũng vái vọng từ xa. Người ta truyền tai nhau rằng, ai lấy đi dù chỉ một hòn cuội, lá cây trên đảo cũng phải mang trả lại. Gỗ từ cây đổ trên đảo hay ở biển dạt vào bãi đá cũng để cho mục, không ai dám lấy về. Có lẽ nhờ vậy mà đảo Dấu còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Truyền thuyết kể rằng: Sau trận thủy chiến chống giặc ngoại xâm ngư dân câu đêm gặp một tử thi không đầu dạt vào đảo Dấu. Nhìn y phục biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con vớt lên thành kính khói nhang chờ trời sáng mai táng. Nhưng khi mặt trời mọc, chỗ ông nằm mối đã đùn lên thành mộ. Dân chài bèn lập đền để đèn nhang thờ phụng. Tương truyền, ngôi đền rất linh thiêng, người xưa mỗi lần đi qua đều phải hạ buồm vào đảo thắp hương tế lễ. Trong một dịp kinh lý ra Bắc, thuyền Rồng của vua Tự Ðức gặp sóng to, gió lớn, vua lên đền khấn vái, bỗng chốc trời quang mây tạnh. Vua Tự Ðức phong ông làm Nam Hải thần vương. Hằng năm, từ mùng 8 đến 10 tháng 2 (âm lịch) là lễ hội đảo Dấu – lễ hội truyền thống của người đi biển vùng duyên hải Bắc Bộ. Nhân dân khắp nơi về đây dâng hương, cầu xin Nam Hải Đại Thần Vương độ cho một năm yên bình, mạnh khỏe, làm ăn may mắn, phát tài.
Một trong những điểm đến nữa ở đảo Hòn Dấu đó là thăm ngọn Hải Đăng, một trong số những ngọn đèn biển có lịch sử xây dựng lâu đời nhất nước ta. Đó là một toà nhà 2 tầng và chính giữa toà nhà là tháp đèn. Cây đèn biển hơn trăm tuổi mệnh danh là mắt ngọc của Tổ quốc lại là một nét nhìn mới lạ khác với du khách. Cao như một tháp pháo đài cổ vút lên giữa đảo và trên cùng là ngọn hải đăng chiếu xa tới 40km. Những con tàu đi biển xa khi bắt được ánh hải đăng Hòn Dấu là được trở về bến đậu. Đèn biển đảo Dấu được người Pháp xây dựng từ năm 1892 và hoàn thành năm 1896. Tháng 6 năm 1898 đèn chính thức hoạt động và được ra thông báo Hàng hải. Hải Đăng Hòn Dáu có vị trí quan trọng trong việc hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng. Vì vậy, thực dân Pháp đã bố trí nơi đây một lực lượng mạnh để bảo vệ đảo và cây đèn. Đầu năm 1950, bộ đội Kiến An đã tập kích đánh phá ngọn đèn này, khiến cho việc ra vào cảng Hải phòng của thực dân Pháp vô cùng khó khăn, ảnh hưởng lớn tới việc tiếp tế của chúng cho các mặt trận, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp.Đến Hòn Dấu, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng nét cổ kính trong các kiến trúc của đảo mà còn được tận mắt chiêm ngưỡng những gốc cây si cổ thụ tới vài người ôm chưa khép vòng . Dưới mái vòm lợp bằng lớp lớp tán cây cổ thụ, dây leo chằng chịt, những chùm rễ si buông xuống như tơ liễu, cảm giác vô cùng thơ mộng, thú vị. Rừng ở đây còn vẹn nguyên cả ba tầng thực vật, cơ man những gốc cây cổ thụ to lớn, điểm xuyết những cây thân thảo, thân bò, thân leo gieo vào lòng khách du lịch cảm giác hoang vu.
Những chiếc rễ to bằng bắp chân tua tủa đâm xuống đất tạo thế đứng vững chắc cho cây và làm nên vẻ u tịch, cổ kính. Người ta ví những cây si cổ thụ như “mái nhà” khổng lồ che chắn cho du khách thăm quan. Ngoài ra, dưới gốc cây là những thảm lá vàng, thảm cỏ xanh rì cùng những vạt cúc dại nở hoa trắng, vàng xen nhau đầy thơ mộng.
Tuyệt đẹp khung cảnh thiên nhiên được chụp bằng máy ảnh hồng ngoại
Chuối nếp nướng Việt Nam ra thế giới
Follow me - Bộ ảnh du lịch độc đáo
Cầu bộ hành độc đáo ở Covilhã, Bồ Đào Nha
Hình ảnh New York xưa và nay
Lắng lòng nơi khúc ruột miền Trung
Thác Hươu: Điểm đến hấp dẫn giữa đại ngàn
“Hãy cùng nhau khám phá Thành Nhà Hồ được xây dựng như thế nào?”
Nhộn nhịp chợ nổi Cái Bè
Dịch vụ du lịch Hải Tiến: Đa dạng và mới lạ
Cung đường mới cho dân phượt
Độc đáo: Lễ hội tưới dầu ô liu thi đấu vật ở Thổ Nhĩ Kỳ
Khám phá long mạch tổng thống Thiệu trấn yểm Sài Gòn
Lý thú xứ sở Chiang Rai, Thái Lan
Đài phun nước Trevi - điểm đến cầu may mắn của người Ý
Du lịch Quảng Ninh: Trong giai đoạn chuyển đổi từ "lượng" sang "chất"...
Từ Phong Nha nghĩ về Hạ Long
Nhớ Hải Phòng
Thuyết minh viên du lịch tại Quảng Ninh: Cần mà chưa có
Chèo thuyền Kayak khám phá Vịnh Hạ Long
Bangkok được bình chọn là “Thành phố tốt nhất thế giới”
Đến Thác Mơ (Huế) để... tránh nóng
Bondi - điểm đến lý tưởng của nhiều doanh nhân tỷ phú
CNN muốn tiếp tục được quảng bá danh thắng Tràng An
Và Chúa đã tạo ra… Saint-Tropez
Quần thể kim tự tháp của người Maya, Guatemala
Tảo biển khổng lồ tấn công biển Trung Quốc
Vườn QG Cát Tiên sẽ tiếp nhận thêm 10.000ha rừng tự nhiên
Câu chuyện cảm động về địa danh rạch Bỏ Lược
Lên núi Tà Cú, phiêu diêu chốn non bồng
Tháng 7, Lễ hội Ẩm thực Singapore
Cảnh quan kỳ vĩ của vách đá Pulpit
Tảo biển, đông nghịt trải rộng tấn công biển Trung Quốc
Độc đáo: Cây thông đơn thân già nhất hành tinh
Kênh Gà - "bình nóng lạnh" khổng lồ, vô tận của tạo hóa
Chiêu câu khách độc đáo trong nhà hàng ở Bangkok
Khi Chợ Lớn không chỉ có ‘bụi đời’
“Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển và quảng bá du lịch vùng sâu…”
Hoang phế di tích mộ Thượng thư Nguyễn Xuân Thục
Việt Nam nối lại tuyến "du ngoạn" với Trung Quốc qua Biển Đông
0 nhận xét:
Đăng nhận xét