Dong thuyền ra biển khơi để cảm nhận sự kỳ vỹ của tạo hóa và sức mạnh của thiên nhiên đã tạo nên kỳ quan giữa trùng dương.
Cách Thành phố Phan Thiết khoảng 120km, nhìn từ hướng đông là một con rồng đang vẫy vùng, từ phía bắc như chú cá kình dũng mãnh còn từ phía tây nam lại như chú cá voi oai vệ giữa biển khơi mênh mông. Đó chính là Cù lao Thu hay còn gọi đảo Phú Quý.Đường đến Cù lao Thu của tôi thật gian nan quá đỗi. Từ Sài Gòn qua 200km đến với thành phố biển Phan Thiết, rồi từ cảng cá Phan Thiết lên tàu sắt lênh đênh hơn 7 tiếng để đến với hải đảo xa xôi. Con tàu Bình Thuận 18 đã dũng mãnh vượt sóng thẳng tiến ra đại dương. Những cơn sóng cao 6,7m đánh tung tóe cả boong tàu, ngồi trên tận tầng 3 mà sóng cũng đánh thốc vào khoang lái.
Là một đảo nhỏ, với diện tích 16km2 thuộc tỉnh Bình Thuận, Phú Quý cách quần đảo Trường Sa 540 km về phía Tây Bắc, cách thị xã Cam Ranh - tỉnh Khánh Hòa 150km về phía Nam, cách Côn Đảo 330km về phía Đông Bắc và cách thành phố Vũng Tàu 200km về phía Đông. Ngoài đảo chính, chung quanh đảo Phú Quý còn có Hòn Đá Cao, Hòn Đỏ, Hòn Tranh và Hòn Hải. Huyện đảo Phú Quý có 3 xã: Long Hải, Ngũ Phụng và Tam Thanh. Trong sử sách, đảo từng được biết đến với tên gọi Cổ Long hay Thuận Tịnh… Từ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho Triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Hiện nay, Phú Quý là một huyện đảo xa của tỉnh Bình Thuận.Sáng sớm hôm sau, xong bữa sáng tại nhà hàng Long Vĩ, anh Vĩ đưa chúng tôi dạo chơi một vòng quanh đảo. Điểm đầu tiên là mộ thầy Nại. Được đắp ở thôn Đông Hải, xã Long Hải từ năm 1665, mộ thầy Nại là nơi gắn liền với cuộc sống tâm linh của người dân Phú Quý. Chuyện kể rằng, thầy Nại là tướng quân, cũng là người am hiểu thiên văn, nhân chuyến qua đảo thấy đây là nơi rồng ẩn mình giữa biển nên đã ghé thăm và giúp đỡ cho người dân nơi đây rất nhiều. Sau này, khi mất đi thầy có tâm nguyện được chôn cất ở đảo này ngay gành đá đen. Người dân đời sau nhớ ơn giúp đỡ cũng như tin thầy sẽ phù hộ đem lại may mắn bình an nên lập đền thờ. Đứng ở mũi doi thầy nhìn ra biển khơi xanh thẫm, muôn con sóng bạc đầu trắng xóa cuồn cuộn xô bờ, bao lo toan, bao mệt mỏi bị đập tan vỡ vụn theo từng con sóng.
Đây những cô bé đùa vui trên bãi cát, kia những cậu bé đi câu bạch tuộc chỉ với một sợi dây và chiếc lưỡi câu mảnh. Sóng cứ mơn man nhẹ nhàng rồi lấp những dấu chân in trên nền cát như muốn xóa tan đi cái lo âu của cuộc sống tất bật thường ngày.Với chiếc xe máy, chúng tôi thong dong lang thang khắp đảo, vượt qua một con dốc cao, bãi Triều Dương hiện ra trước mặt, phẳng lặng và yên ả. Đây là nơi cát mịn, là bãi tắm lãng mạn nhất trên đảo.Bãi được che chắn bởi vòng cung được tạo nên từ những gềnh đá, che chắn đi sự giận dữ của biển cả. Đây những cô bé đùa vui trên bãi cát, kia những cậu bé đi câu bạch tuộc chỉ với một sợi dây và chiếc lưỡi câu mảnh. Sóng cứ mơn man nhẹ nhàng rồi lấp những dấu chân in trên nền cát như muốn xóa tan đi cái lo âu của cuộc sống tất bật thường ngày.
Rời Triều Dương, chúng tôi lần lượt ghé thăm núi Cao Cát với ngôi chùa Linh Sơn độc đáo trong kiến trúc khi một phần được xây chìm vào vách đá; những hàng phong điện khổng lồ cung cấp điện cho cả huyện đảo. Rồi ngơ ngẩn với bãi Doi Dừa, bãi Dộc Cái, hay bâng khuâng với cuộc sống của người dân ở Vạn An Thạnh…Bữa trưa, chúng tôi được thưởng thức những đặc sản hết sức hấp dẫn của Phú Quý với cua huỳnh đế và cá mú đỏ hấp gừng. Cua huỳnh đế thịt thơm chắc và có độ đạm rất cao, vị vào miệng thật ngọt và đậm đà. Còn cá mú đỏ hấp gừng thái mỏng cuốn kèm rau sống, bánh tráng cùng chén nước mắm thật ngon lại cho vị thật thanh dịu, chỉ muốn ăn mãi không thôi.
Rời Triều Dương, chúng tôi lần lượt ghé thăm núi Cao Cát với ngôi chùa Linh Sơn độc đáo trong kiến trúc khi một phần được xây chìm vào vách đá; những hàng phong điện khổng lồ cung cấp điện cho cả huyện đảo. Rồi ngơ ngẩn với bãi Doi Dừa, bãi Dộc Cái, hay bâng khuâng với cuộc sống của người dân ở Vạn An Thạnh…Bữa trưa, chúng tôi được thưởng thức những đặc sản hết sức hấp dẫn của Phú Quý với cua huỳnh đế và cá mú đỏ hấp gừng. Cua huỳnh đế thịt thơm chắc và có độ đạm rất cao, vị vào miệng thật ngọt và đậm đà. Còn cá mú đỏ hấp gừng thái mỏng cuốn kèm rau sống, bánh tráng cùng chén nước mắm thật ngon lại cho vị thật thanh dịu, chỉ muốn ăn mãi không thôi.
Theo chân anh Vĩ, chúng tôi lại vòng vèo qua những con đường ven biển đẹp mê hồn, ngoài khơi xa là Hòn Tranh vững chãi, trên hòn có lực lượng hải quân đồn trú để bảo vệ hải đảo tiền tiêu. Hòn Tranh cũng là nơi đặt thiết bị rada với tầm quan sát đến 500 hải lý ra tận Thái Bình Dương. Say sưa với những câu chuyện thú vị của anh Vĩ, bất ngờ anh dừng xe bên đường. Chúng tôi trèo qua một vách đá cao. Gió thổi càng lúc càng mạnh. Vừa lên tới đỉnh, tôi lặng người đến sững sờ. Nơi tôi đứng là đỉnh cao ngất ngay sát mép vực sâu, dưới thăm thẳm là biển cả gào thét với triệu con sóng đập ầm ầm vào những vách đá cao hàng chục mét chạy dài bao bọc. Nước biển đổi màu theo không gian ra đại dương, từ xanh lơ mát dịu, qua màu lục ngọc bảo rồi chuyển xanh ngọc bích, và càng lúc càng thẫm dần nơi đường chân trời. Và rồi biển trời giao hòa làm một xóa tan đi ranh giới vô hình của tạo hóa.Gió quá mạnh khiến tôi không thể đúng vững mà phải dựa lưng vào vách đá và nhắm mắt lại. Trong thời khắc này đây, tôi thấy mình như dần tan ra trong mênh mông kỳ vỹ của vũ trụ, vẳng trong gió gào thét như có tiếng người xưa vọng về. Hình ảnh những đoàn thuyền vượt trùng khơi đi mở mang bờ cõi, bao xương máu của ông cha đã đổ xuống để ngàn năm sau chúng tôi được đứng nơi đây mà lòng tự hào bùng cháy trong trái tim nhỏ bé.
Cả vùng bao la long lanh dặt dìu trong biển vàng sóng sánh. Những đoàn thuyền ăm ắp cá tôm trở về sau ngày dài mưu sinh vất vả. Nơi cầu cảng, người vợ đang đứng đợi chồng, những đứa con đón cha trở về với bữa cơm tối cả gia đình cùng quây quần ấm cúng bên nhau.Chúng tôi cứ ngắm mãi đến khi trời chuyển tà dương. Điểm đến tiếp theo là hải đăng trên núi Cấm, nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất đảo. Từ hải đăng, ánh chiều buông nhẹ nhàng trên biển, gió lồng lộng thổi qua những thảm rừng mênh mông. Cả vùng bao la long lanh dặt dìu trong biển vàng sóng sánh. Những đoàn thuyền ăm ắp cá tôm trở về sau ngày dài mưu sinh vất vả. Nơi cầu cảng, người vợ đang đứng đợi chồng, những đứa con đón cha trở về với bữa cơm tối cả gia đình cùng quây quần ấm cúng bên nhau. Khi mặt trời lịm tắt đi vệt sáng cuối ngày cũng là lúc những vì sao trên nền trời nhấp nháy. Ánh sáng của ngọn đèn từ những ngôi nhỏ trên khắp đảo cũng bừng sáng lung linh cho cảm giác như trời sao cũng sà xuống rồi bồng bềnh trên biển.
Cũng chỉ đứng đây, trong thời khắc này, bạn mới có thể cảm nhận được trái tim mình xúc động đến dường nào. Giữa trùng khơi sóng gió những con người nhỏ bé lại kiên cường chống chọi và nỗ lực vươn lên, để xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Và điều thiêng liêng hơn cả chính là mỗi người trong số họ còn là một người lính dũng cảm góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc qua ngàn đời gìn giữ.Thông tin thêm:+ Phương tiện:Từ Phan Thiết, tàu khởi hành đi Phú Quý thường chạy hàng ngày. Tuy nhiên vào mùa biển động thì lịch trình tùy theo thời tiết và thủy triều. Chuyến sáng lúc 8g, chuyến trưa lúc 11g, ngoài ra vẫn có những chuyến tàu của ngư dân. Liên hệ: tàu Bình Thuận 18 (0908128110 – 0913172333); tàu Bình Thuận 16 (0907559410); giá vé tàu: 150.000 đ.+ Ăn, ở: nhà nghỉ Long Vĩ ở mũi Doi Thầy (Mộ Thầy): 062. 3509 509 - 0918680344 120. Nhà nghỉ này có vị trí ngắm biển đẹp nhất, có chỗ để cắm trại, đốt lửa trại, dạo biển, câu mực, cá, tôm…+ Khám phá: các làng chài Ngũ Phong, Long Hải, Đông Hải, Tam Thanh. Ven biển.Ngắm bình minh tại mũi Doi Thầy (Mộ Thầy), gành Đá đen, gành Hang, hòn Tranh, bãi Doi Dừa, bãi Triều Dương, bãi Dộc Cái, hòn Trào, hòn Chén.Vạn An Thạnh lưu giữ bộ xương cá voi.Ngắm hoàng hôn ở hải đăng trên núi Cấm; viếng chùa Linh Bửu, chùa Linh Quang, Thạnh Lâm, vạn Liên Thành, vạn Hải Hòa…Hệ thống 3 quạt phong điện trên đảo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét