Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đang chính vụ và ùn ùn xuống phố, nhưng chúng tôi vẫn muốn vào tận sâu các bản làng vùng cao của xứ sở này để được trải nghiệm cảm giác làm một nông dân thứ thiệt.
Link to full article
Người dân Lục Ngạn thu hoạch vải
Giữa cái nắng rát bỏng ngày hè, quốc lộ 31 (đoạn từ phố Kim đến thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn) như ngột ngạt hơn bởi đường sá ùn tắc và cảnh ồn ào tranh mua tranh bán. Trên các con phố chính, nhìn đâu cũng thấy xe chở vải, từ xe máy đến xe tải, thậm chí nhiều đoạn đường tắc nghẽn.
Những ngày này, chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng là đã có thể thoải mái thưởng thức những trái vải thiều tươi ngon nhất ngoài chợ. Tuy nhiên giá cả, sự an nhàn không phải là lý do chính khiến cả nhóm háo hức tìm đến Lục Ngạn. Đơn giản bởi ai cũng thèm tận hưởng những giây phút thú vị khi ăn trái vải do chính tay mình hái hoặc trải nghiệm cùng bà con thu hoạch vải thiều.
Và một chuyến rong chơi cuối tuần đến các khu rừng bát ngát quả ngọt là lựa chọn mới.
Con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, hun hút như “ma trận” nhưng lại rất thân thiện, hai bên được tô điểm bởi những gam màu đỏ tươi của vải thiều đang độ chín mọng. Hành trình từ Chũ đến thôn Bến Huyện, xã Nam Dương mất nhiều thời gian hơn bởi thỉnh thoảng các bạn tôi lại dừng xe chụp ảnh và tiện tay bứt một vài trái vải ăn ngay bên vệ đường mà chẳng hề lo sợ gia chủ la mắng, phàn nàn.
“Cây nhà lá vườn ý mà, các cháu ăn bao nhiêu cứ lên cây mà hái, chỉ sợ ăn nhiều quá người sẽ phát ban lên thôi” - bác Diệp Văn Thành, chủ vườn vải rộng hơn 10 ha ở Nam Dương, xởi lởi mời. Có lẽ thiên nhiên ưu đãi, cây trái sum suê đã tạo nên sự hào phóng, cởi mở của người dân nơi đây.
Bắc Giang hiện có hơn 30.000 ha vải thiều, trong đó riêng huyện Lục Ngạn có khoảng 20.000 ha. Mỗi năm người dân Lục Ngạn thu được một lượng lớn tiền từ bán vải thiều nhưng việc biến những vườn vải này thành một sản phẩm du lịch để có thêm một phần thu nhập từ phát triển dịch vụ, du lịch ở nơi đây thì chưa ai nghĩ tới.
Những ngày này, chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng là đã có thể thoải mái thưởng thức những trái vải thiều tươi ngon nhất ngoài chợ. Tuy nhiên giá cả, sự an nhàn không phải là lý do chính khiến cả nhóm háo hức tìm đến Lục Ngạn. Đơn giản bởi ai cũng thèm tận hưởng những giây phút thú vị khi ăn trái vải do chính tay mình hái hoặc trải nghiệm cùng bà con thu hoạch vải thiều.
Và một chuyến rong chơi cuối tuần đến các khu rừng bát ngát quả ngọt là lựa chọn mới.
Con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, hun hút như “ma trận” nhưng lại rất thân thiện, hai bên được tô điểm bởi những gam màu đỏ tươi của vải thiều đang độ chín mọng. Hành trình từ Chũ đến thôn Bến Huyện, xã Nam Dương mất nhiều thời gian hơn bởi thỉnh thoảng các bạn tôi lại dừng xe chụp ảnh và tiện tay bứt một vài trái vải ăn ngay bên vệ đường mà chẳng hề lo sợ gia chủ la mắng, phàn nàn.
“Cây nhà lá vườn ý mà, các cháu ăn bao nhiêu cứ lên cây mà hái, chỉ sợ ăn nhiều quá người sẽ phát ban lên thôi” - bác Diệp Văn Thành, chủ vườn vải rộng hơn 10 ha ở Nam Dương, xởi lởi mời. Có lẽ thiên nhiên ưu đãi, cây trái sum suê đã tạo nên sự hào phóng, cởi mở của người dân nơi đây.
Vải thiều ùn ùn xuống phố gây tắc đường
Vải được bó gọn chuẩn bị đi bán
Giữa mênh mông, bát ngát rừng vải, những ngôi nhà cao tầng nổi lên thật ấn tượng. Không cần giới thiệu ai cũng hiểu chính cây vải thiều đã mang lại cho bà con cuộc sống khá giả. Vì thế mà loài cây này đã từng một thời được mệnh danh là “cây làm giầu” ở Lục Ngạn.
Bác Thành cho biết thêm cây vải thiều có nguồn gốc ở Thanh Hà (Hải Dương) nhưng so về diện tích, chất lượng thì lâu nay mọi người vẫn nhắc nhiều đến Lục Ngạn (Bắc Giang) với biệt danh “vương quốc vải thiều". Trung bình mỗi vụ, mỗi hộ thu được vài chục triệu đồng, thậm chí đến vài trăm triệu đồng là chuyện không hiếm gặp ở đây.
Chúng tôi đi bộ xuyên từ vườn nhà nọ sang nhà kia mà không hề biết ranh giới của sự phân chia, các hàng rào ngăn cách nhau cũng thật đơn giản, một gờ đất hay những rãnh nước chảy.
Vải thiều chín mọng chi chít, đi không khéo có thể chạm đầu vào quả vải. Tiếng í ới, trò chuyện của những người dân thu hoạch vải khuất trong những lùm cây. Giữa thiên nhiên khoáng đạt, bất chợt ngân vang một câu hát soong hao của dân tộc Nùng thật trữ trình, tha thiết.
Bác Thành cho biết thêm cây vải thiều có nguồn gốc ở Thanh Hà (Hải Dương) nhưng so về diện tích, chất lượng thì lâu nay mọi người vẫn nhắc nhiều đến Lục Ngạn (Bắc Giang) với biệt danh “vương quốc vải thiều". Trung bình mỗi vụ, mỗi hộ thu được vài chục triệu đồng, thậm chí đến vài trăm triệu đồng là chuyện không hiếm gặp ở đây.
Chúng tôi đi bộ xuyên từ vườn nhà nọ sang nhà kia mà không hề biết ranh giới của sự phân chia, các hàng rào ngăn cách nhau cũng thật đơn giản, một gờ đất hay những rãnh nước chảy.
Vải thiều chín mọng chi chít, đi không khéo có thể chạm đầu vào quả vải. Tiếng í ới, trò chuyện của những người dân thu hoạch vải khuất trong những lùm cây. Giữa thiên nhiên khoáng đạt, bất chợt ngân vang một câu hát soong hao của dân tộc Nùng thật trữ trình, tha thiết.
Khách du ngoạn trải nghiệm công việc thu hoạch vải
Mùa vải của trẻ em Lục Ngạn
Theo người dân nơi đây, năm nay vải thiều năng suất sụt giảm so với năm ngoái do thời tiết, sâu bệnh. Tuy nhiên, nhiều bà con vẫn phấn khởi bởi giá vải thiều giữ mức ổn định từ 15.000-25.000 đồng/kg mua tại vườn. Và không chỉ có thiên nhiên bao la khoáng đạt, không gian yên ả, thanh bình mà cả sự trù phú, no ấm là điều mà những ai đến Lục Ngạn đều cảm nhận được.
Sau một buổi sáng rong chơi trong vườn vải, buổi chiều nhóm chuyển hướng đi thăm các khu hồ nước nổi tiếng ở Lục Ngạn là hồ Khuôn Thần và Cấm Sơn. Cảm giác được tắm táp giữa dòng nước mát lạnh nơi rừng núi bao la thật mát mẻ, trong lành.
Mùa vải thiều chín còn kéo dài đến hết tháng 7, Lục Ngạn sẽ còn tiếp đón nhiều đoàn khách thích rong chơi...
Sau một buổi sáng rong chơi trong vườn vải, buổi chiều nhóm chuyển hướng đi thăm các khu hồ nước nổi tiếng ở Lục Ngạn là hồ Khuôn Thần và Cấm Sơn. Cảm giác được tắm táp giữa dòng nước mát lạnh nơi rừng núi bao la thật mát mẻ, trong lành.
Mùa vải thiều chín còn kéo dài đến hết tháng 7, Lục Ngạn sẽ còn tiếp đón nhiều đoàn khách thích rong chơi...
HỒNG NGOAN
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét