Về miền đất Tổ những ngày đầu hè, chúng tôi đã quyết định đi một hướng khác là cho xe chạy dọc sông Hồng theo quốc lộ 32 để khám phá, tìm kiếm vẻ đẹp vừa lạ mà lại rất quen của vùng đất này.
Link to full article
Bóng cọ bên đường em đi
Lâu nay người ta biết đến mảnh đất Phú Thọ như cái nôi, cội nguồn của dân tộc, nơi có đền Hùng luôn thổn thức trong tâm trí con dân đất Việt. Và nói đến đất Tổ Phú Thọ cũng là nói đến vùng đất loài cây cọ.
Đi đâu cũng thấy bóng cọ
Không phải ngẫu nhiên mà cọ đã từng đi vào thơ của Tố Hữu, nhạc đương đại của Nguyễn Vĩnh Tiến và cả ca dao mà nhiều đứa trẻ đã từng thuộc lòng.
Đi dọc theo quốc lộ 32 đã thấy thấp thoáng dáng cọ trong gió thổi bên đồi. Cô bạn đồng hành không khỏi ngạc nhiên và thích thú vì lần đầu tiên nhìn thấy nhiều cọ đến thế. Những hàng cọ thẳng tắp của nhà ai đó trồng ven đường như chào đón du khách đến với Phú Thọ. Cây cọ duyên dáng vươn mình trong sương sớm, thân cao vút giữa đất trời, tán lá xòe rộng như che chở cho đất và người.
Đi đâu cũng thấy bóng cọ
Không phải ngẫu nhiên mà cọ đã từng đi vào thơ của Tố Hữu, nhạc đương đại của Nguyễn Vĩnh Tiến và cả ca dao mà nhiều đứa trẻ đã từng thuộc lòng.
Đi dọc theo quốc lộ 32 đã thấy thấp thoáng dáng cọ trong gió thổi bên đồi. Cô bạn đồng hành không khỏi ngạc nhiên và thích thú vì lần đầu tiên nhìn thấy nhiều cọ đến thế. Những hàng cọ thẳng tắp của nhà ai đó trồng ven đường như chào đón du khách đến với Phú Thọ. Cây cọ duyên dáng vươn mình trong sương sớm, thân cao vút giữa đất trời, tán lá xòe rộng như che chở cho đất và người.
Vẻ đẹp này chỉ có thể tìm thấy ở mảnh đất Phú Thọ
Xe chúng tôi lăn bánh vào những con đường đất đỏ quanh co qua những đồi cọ từ lúc nào không hay. Dừng bên một mái nhà lợp lá cọ đơn sơ, chúng tôi hỏi chuyện lão nông Lê Văn Tiến. Vừa trông cháu, lão vừa bảo: “Các cháu đang đứng trên đất Phú Khê, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ rồi. Quê già nghèo khó, chả có gì, nhưng cọ thì bạt ngàn, đi đâu cũng thấy, cũng gặp”.
Sống hơn 70 năm ở mảnh đất Phú Khê có đến 800 mẫu cọ, chiếm 1/9 tổng số cọ của cả tỉnh Phú Thọ, lão có nhiều kỷ niệm và hơn ai hết hiểu được vẻ đẹp của cây cọ. Lão vui vì có những người trẻ từ phương xa cất công về quê mình tìm vẻ đẹp cây cọ. Lão bảo từ hồi lão còn bé, những rừng cọ, đồi cọ này đã che chở bộ đội, là khu ngụy trang cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
Trải qua hai cuộc chiến tranh, những cánh rừng cọ cũng anh dũng hiên ngang như cây xà nu của mảnh đất Tây nguyên vậy.
“Cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi”
Lũ trẻ con Phú Khê hầu như đứa nào cũng biết trèo cọ, ăn quả cọ, quét nhà bằng chổi cọ, thậm chí cả đan nón bằng lá cọ. Trên con đường quê, ngày ngày bọn trẻ đi học qua cánh đồng xanh ngào ngạt đan xen với những đồi cọ điệp trùng. Hình ảnh cây cọ đã ăn sâu bám rễ vào tâm thức tuổi thơ của bao người con Phú Thọ.
Cây cọ thật kỳ diệu với đất và người Phú Thọ. Một năm cọ ra đúng 12 tàu lá, ứng với 12 tháng bất kể năm thường hay năm nhuận. Thân cọ đẹp khắc khổ nhưng tất cả những thứ trên cây cọ đều có thể phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người: lá cọ lợp nhà, khâu nón, thân cọ làm cột nhà, thân cầu khỉ, máng nước, máng lợn, chõ đồ xôi...
Ngày trước thân cọ còn dùng làm câu đối mộc thiếp vàng đẹp vô cùng, chỉ nhà giàu mới mua sắm nổi. Cuống cọ làm rui mè, lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan rọ lợn, lồng gà, mành cọ - một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng…
Sống hơn 70 năm ở mảnh đất Phú Khê có đến 800 mẫu cọ, chiếm 1/9 tổng số cọ của cả tỉnh Phú Thọ, lão có nhiều kỷ niệm và hơn ai hết hiểu được vẻ đẹp của cây cọ. Lão vui vì có những người trẻ từ phương xa cất công về quê mình tìm vẻ đẹp cây cọ. Lão bảo từ hồi lão còn bé, những rừng cọ, đồi cọ này đã che chở bộ đội, là khu ngụy trang cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
Trải qua hai cuộc chiến tranh, những cánh rừng cọ cũng anh dũng hiên ngang như cây xà nu của mảnh đất Tây nguyên vậy.
“Cọ xòe ô che nắng, râm mát đường em đi”
Lũ trẻ con Phú Khê hầu như đứa nào cũng biết trèo cọ, ăn quả cọ, quét nhà bằng chổi cọ, thậm chí cả đan nón bằng lá cọ. Trên con đường quê, ngày ngày bọn trẻ đi học qua cánh đồng xanh ngào ngạt đan xen với những đồi cọ điệp trùng. Hình ảnh cây cọ đã ăn sâu bám rễ vào tâm thức tuổi thơ của bao người con Phú Thọ.
Cây cọ thật kỳ diệu với đất và người Phú Thọ. Một năm cọ ra đúng 12 tàu lá, ứng với 12 tháng bất kể năm thường hay năm nhuận. Thân cọ đẹp khắc khổ nhưng tất cả những thứ trên cây cọ đều có thể phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người: lá cọ lợp nhà, khâu nón, thân cọ làm cột nhà, thân cầu khỉ, máng nước, máng lợn, chõ đồ xôi...
Ngày trước thân cọ còn dùng làm câu đối mộc thiếp vàng đẹp vô cùng, chỉ nhà giàu mới mua sắm nổi. Cuống cọ làm rui mè, lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan rọ lợn, lồng gà, mành cọ - một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng…
Lá cọ khô phất phơ trên chái bếp
Người con gái Phú Thọ ngồi khâu nón lá cọ bên thềm
Cây cọ giữa đồi núi Phú Thọ đẹp là thế, nhiều tác dụng đến vậy, nhưng có một thực tế là cọ đang dần biến mất khỏi nơi này. Người ta chặt cọ đi vì không còn lợp nhà, không làm chổi, không khâu nón… nữa. Vẻ đẹp mà chúng tôi vừa tìm thấy có nguy cơ biến mất.
Ở làng Sai Nga, Thanh Nga, Sơn Nga thuộc Cẩm Khê nơi chúng tôi đi qua chẳng còn mấy ai khâu nón lá cọ nữa. Chị Ngô Thị Mai, 26 tuổi, ở làng Sơn Nga, Cẩm Khê, người phụ nữ hiếm hoi đang khâu nón lá cọ, bảo chị biết khâu nón lá cọ từ năm 14 tuổi nhờ được bà nội truyền nghề.
"Con gái ở làng giờ chẳng đi lấy lá cọ khâu nón nữa đâu, họ đều đi làm ăn xa hoặc vào các nhà máy làm công nhân hết cả”, chị nhỏ nhẹ nói.
Nếu cọ biến mất khỏi mảnh đất này thì còn gì Phú Thọ với "rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt nữa"? Nhưng với chúng tôi, những kẻ lữ hành rong ruổi tới mảnh đất này vẫn tin cọ có thể làm du lịch. Những tour khám phá rừng cọ, đồi chè kết hợp homestay thưởng thức những món ăn từ cọ nếu được phát triển thì càng tuyệt vời và ý nghĩa...
Ở làng Sai Nga, Thanh Nga, Sơn Nga thuộc Cẩm Khê nơi chúng tôi đi qua chẳng còn mấy ai khâu nón lá cọ nữa. Chị Ngô Thị Mai, 26 tuổi, ở làng Sơn Nga, Cẩm Khê, người phụ nữ hiếm hoi đang khâu nón lá cọ, bảo chị biết khâu nón lá cọ từ năm 14 tuổi nhờ được bà nội truyền nghề.
"Con gái ở làng giờ chẳng đi lấy lá cọ khâu nón nữa đâu, họ đều đi làm ăn xa hoặc vào các nhà máy làm công nhân hết cả”, chị nhỏ nhẹ nói.
Nếu cọ biến mất khỏi mảnh đất này thì còn gì Phú Thọ với "rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt nữa"? Nhưng với chúng tôi, những kẻ lữ hành rong ruổi tới mảnh đất này vẫn tin cọ có thể làm du lịch. Những tour khám phá rừng cọ, đồi chè kết hợp homestay thưởng thức những món ăn từ cọ nếu được phát triển thì càng tuyệt vời và ý nghĩa...
Những món ngon từ cọ Cọ không chỉ mang lại vẻ đẹp cho làng quê, mang lại sự hữu dụng cho con người mà còn là công cụ, nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn ngon như: - Cơm nắm lá cọ, nổi tiếng ở vùng Phù Ninh, Phú Thọ. - Quả cọ luộc. Khi ăn bóc vỏ lấy cùi, bỏ hột có vị bùi bùi, ngậy, chan chát khá lạ. Những hàng cọ luộc được bán rong dọc quốc lộ 32 từ Hạ Hòa xuôi xuống Tam Nông. Món này được bán nhiều từ tháng 10-12 âm lịch hằng năm (mùa quả cọ chín). Quả cọ tim tím này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon - Tằm cọ, món đặc sản độc đáo đất Phú Thọ. - Quả cọ đem om, mà có nhiều người nhận xét còn ngon hơn món sấu om, trám om. |
HẢI DƯƠNG
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét