Xứ Trầm hương có rất nhiều ngôi cổ tự nhưng nhuốm đầy những huyền tích ly kỳ thì chỉ có một, đó là chùa Hoa Tiên. Nơi này đến nay vẫn còn được nhiều người lưu truyền về sự hiện diện của những pho tượng Phật lồi đầy bí ẩn. Cùng đó là “kho vàng Hời” ẩn dưới gốc cây cốc đại thụ với thân bằng vòng ôm của hơn chục người.
Kho vàng này từng bị một vị công sứ người Pháp “dòm ngó” nhưng thâm ý bất thành. Người bảo vì bị những hồn ma giữ của trù ếm theo lời nguyền nên vị công sứ hoảng sợ. Kẻ khẳng định chính những pho tượng lồi huyền linh kia đã báo mộng nếu xâm hại kho vàng sẽ bị vật chết nên vị công sứ Pháp thối chí! Những lời nguyền và đồn đãi truyền đời ấy đã đưa chúng tôi đến ngôi cổ tự Hoa Tiên và không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện những gì mà thiên hạ lâu nay râm ran… không phải là chuyện phịa!
Chùa cổ Hoa Tiên nằm ở ngoại ô thành phố Nha Trang, thuộc địa phận thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Chùa nằm cách "linh mộc" và cũng là đại mộc cây dầu đôi khoảng 1.000 bước chân, cách thành cổ Diên Khánh hơn 2km. Cây dầu và thành cổ đều là "cổ tích" và di tích ở tỉnh Khánh Hòa, là chứng nhân sống của một thời đất nước chìm trong họa binh đao, từng chứng kiến biết bao người anh hùng của phong trào Cần Vương do Vua Hàm Nghi khởi xướng bị giặc Pháp tử hình tại "Gò chết chém" (chúng tôi sẽ đề cập ở một bài viết khác).
Dưới gốc cây dầu đôi ngàn năm tuổi là miếu thờ Bình Tây đại tướng Trịnh Phong cổ kính, rêu phong. Trong gió lộng chiều tà, sau những ký ức miên man lời kể của cha ông về cái chết bất khuất của đại tướng Trịnh Phong ngày nào, cụ Nguyễn Mão, 82 tuổi, nhà ở gần chùa Hoa Tiên bật mí, tiền thân của Hoa Tiên tự là một quan tự bên tả thờ Phật, bên hữu thờ thần nữ Thiên Y A Na (còn gọi là nữ thần Ponagar, tại Nha Trang có đền thờ vị nữ thần này, gọi là Tháp Ponagar tính đến nay đã hơn 1.000 năm tuổi) và gian giữa thờ Quan Thánh (Quan Vân Trường hay Quan Công thời Tam Quốc). "Quan tự là nơi lui tới của các quan, thuộc quyền quản lý của tỉnh. Sau tỉnh giao cho làng và cũng từ khi trở thành chốn tới lui của dân gian, Hoa Tiên tự phát sinh nhiều chuyện lạ".
Theo hướng dẫn của cụ Mão, chúng tôi lần bước đến Hoa Tiên tự và cảm giác như thể trôi ngược về quá khứ trăm năm khi được mục ngoạn ngôi cổ tự cổ kính đến lạ kỳ nằm khuất sau một thân cây khổng lồ được người dân sở tại gọi là cây cốc. Thân cây sần sùi bằng vòng ôm của nhiều người, cội rễ u nần, cành lá sum suê, lúc nào cũng lào xào tiếng gió lay cành lá, không khí mát rười rượi. Theo như những lời đồn thì phía dưới gốc cây này có kho vàng Hời mà ngày trước có rất nhiều kẻ toan tính, nuôi mộng ý bới đào, chiếm hữu!
Chốn từ bi luôn rộng cửa với phật tử, bá tánh gần xa nên chúng tôi được các sư thầy nơi đây đón tiếp ân cần. Dựa vào các thư tịch cổ và sắc phong, được biết chùa được lập vào năm 1811 (năm Gia Long thứ 10, sau khi dẹp nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long). Đến năm 1822 (năm Minh Mạng thứ 3, tên húy là Nguyễn Phúc Đảm, con trai thứ tư của Vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang, lên ngôi vua vào năm 1820 sau khi Vua Gia Long băng hà), Hoa Tiên tự được tỉnh giao cho làng. Đến triều Vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của triều Nguyễn), hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo, làng đổi chùa thờ Thánh thành thờ Phật.
Link to full article
Thầy Thanh Lượng bên pho tượng Nữ thần Ponagar
Kho vàng này từng bị một vị công sứ người Pháp “dòm ngó” nhưng thâm ý bất thành. Người bảo vì bị những hồn ma giữ của trù ếm theo lời nguyền nên vị công sứ hoảng sợ. Kẻ khẳng định chính những pho tượng lồi huyền linh kia đã báo mộng nếu xâm hại kho vàng sẽ bị vật chết nên vị công sứ Pháp thối chí! Những lời nguyền và đồn đãi truyền đời ấy đã đưa chúng tôi đến ngôi cổ tự Hoa Tiên và không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện những gì mà thiên hạ lâu nay râm ran… không phải là chuyện phịa!
Chùa cổ Hoa Tiên nằm ở ngoại ô thành phố Nha Trang, thuộc địa phận thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Chùa nằm cách "linh mộc" và cũng là đại mộc cây dầu đôi khoảng 1.000 bước chân, cách thành cổ Diên Khánh hơn 2km. Cây dầu và thành cổ đều là "cổ tích" và di tích ở tỉnh Khánh Hòa, là chứng nhân sống của một thời đất nước chìm trong họa binh đao, từng chứng kiến biết bao người anh hùng của phong trào Cần Vương do Vua Hàm Nghi khởi xướng bị giặc Pháp tử hình tại "Gò chết chém" (chúng tôi sẽ đề cập ở một bài viết khác).
Dưới gốc cây dầu đôi ngàn năm tuổi là miếu thờ Bình Tây đại tướng Trịnh Phong cổ kính, rêu phong. Trong gió lộng chiều tà, sau những ký ức miên man lời kể của cha ông về cái chết bất khuất của đại tướng Trịnh Phong ngày nào, cụ Nguyễn Mão, 82 tuổi, nhà ở gần chùa Hoa Tiên bật mí, tiền thân của Hoa Tiên tự là một quan tự bên tả thờ Phật, bên hữu thờ thần nữ Thiên Y A Na (còn gọi là nữ thần Ponagar, tại Nha Trang có đền thờ vị nữ thần này, gọi là Tháp Ponagar tính đến nay đã hơn 1.000 năm tuổi) và gian giữa thờ Quan Thánh (Quan Vân Trường hay Quan Công thời Tam Quốc). "Quan tự là nơi lui tới của các quan, thuộc quyền quản lý của tỉnh. Sau tỉnh giao cho làng và cũng từ khi trở thành chốn tới lui của dân gian, Hoa Tiên tự phát sinh nhiều chuyện lạ".
Theo hướng dẫn của cụ Mão, chúng tôi lần bước đến Hoa Tiên tự và cảm giác như thể trôi ngược về quá khứ trăm năm khi được mục ngoạn ngôi cổ tự cổ kính đến lạ kỳ nằm khuất sau một thân cây khổng lồ được người dân sở tại gọi là cây cốc. Thân cây sần sùi bằng vòng ôm của nhiều người, cội rễ u nần, cành lá sum suê, lúc nào cũng lào xào tiếng gió lay cành lá, không khí mát rười rượi. Theo như những lời đồn thì phía dưới gốc cây này có kho vàng Hời mà ngày trước có rất nhiều kẻ toan tính, nuôi mộng ý bới đào, chiếm hữu!
Chốn từ bi luôn rộng cửa với phật tử, bá tánh gần xa nên chúng tôi được các sư thầy nơi đây đón tiếp ân cần. Dựa vào các thư tịch cổ và sắc phong, được biết chùa được lập vào năm 1811 (năm Gia Long thứ 10, sau khi dẹp nhà Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long). Đến năm 1822 (năm Minh Mạng thứ 3, tên húy là Nguyễn Phúc Đảm, con trai thứ tư của Vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang, lên ngôi vua vào năm 1820 sau khi Vua Gia Long băng hà), Hoa Tiên tự được tỉnh giao cho làng. Đến triều Vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của triều Nguyễn), hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo, làng đổi chùa thờ Thánh thành thờ Phật.
Toàn cảnh chùa Hoa Tiên.
Đưa khách đường xa đi ngoạn cảnh chùa, thầy Thanh Lượng cho biết tính từ ngày khởi lập đến nay đã 201 năm nhưng kiến trúc của Hoa Tiên tự vẫn như ngày nào, vẫn giữ nguyên lối kiến trúc, bài trí qua bao đời trụ trì, tuyệt đối không có sự dịch chuyển, cải trang, làm mới. Chùa chỉ được trùng tu một lần duy nhất vào năm 1959 và lần trùng tu này chùa chịu một số biến cải nhưng cơ bản vẫn không thay đổi kiến trúc xưa. "Trước đây chùa rộng lớn lắm, bao quanh chùa là cây đại thụ, tán lá um tùm nên quang cảnh trong ngoài đượm khí vị chốn thiền lâm. Nhưng qua bao biến chuyển của thời gian, thời cuộc, phạm vi chùa bị thu hẹp ít nhiều" - thầy Thanh Lượng tâm sự.
Hiếm có ngôi cổ tự nào ở huyện Diên Khánh nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung còn lưu giữ được nhiều huyền tích ly kỳ và những dấu ấn trăm năm như chùa Hoa Tiên. Đó là những bảng sắc phong, câu đối sơn son thếp vàng được các triều vua Nguyễn sắc tặng. Cùng đó là vô số pho tượng cổ tương truyền được nhiều vị quan đầu tỉnh, hoàng thân quốc thích, nhà giàu có dâng cúng Phật và nữ thần Ponagar. Dừng bên pho tượng Phật cao khoảng 40cm được đẽo tạc bằng đá xanh với cánh tay hướng về phía trước như che kín pho tượng, thầy Thanh Lượng bật mí đây là pho tượng hiếm thấy trên đời. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, các thầy mới biết pho tượng là biểu hiện của phái Mật tông.
Thầy Thanh Lượng năm nay đã ngoài 70 tuổi. Lâu lắm rồi mới có người ghé thăm chùa hỏi chuyện xưa nên thầy rất nhiệt tình. Thầy nói chùa có nhiều tượng cổ nhưng quý nhất vẫn là 2 pho tượng Phật lồi bằng đá xanh mà từ những lời đồn đãi, chúng tôi được biết người bảo đó là tượng trấn yểm của người Chàm giàu có ngày trước nhằm bảo vệ kho báu, người bảo đấy là tượng thần nữ của người Chàm xưa đặt để những mong nữ thần nhiều quyền năng sẽ ban phước, nâng đỡ, cứu giúp những ai tin vào mình. "Trong tác phẩm “Xứ Trầm hương”, nhà văn Quách Tấn ghi rằng, chùa có đến 3 pho tượng thần bằng đá của Chiêm Thành để lại nhưng không hiểu sao nay chỉ còn có 2 mà thôi, gồm 1 pho tượng cụt đầu và tượng bà Thiên Y A Na dị hình" - thầy Thanh Lượng tiếc rẻ.
"Tượng thần cũng vừa kỳ, vừa cổ, nhất là tượng bà Thiên Y A Na thờ trong chùa. Tượng nàìy là một phiến đá xanh hình khối chữ nhật. Cao chừng năm sáu tấc, dày chừng một tấc rưỡi, rộng chừng một tấc rưỡi đến hai tấc. Không biết là một tác phẩm điêu khắc bị bỏ dở, hay là hình tướng một vị quái thần của Bà La Môn. Tượng chỉ khắc có nửa thân phía trước. Mặt có đủ mắt mũi miệng, hai tay chắp nơi ngực, đầu đội chiếc mũ nhọn như ngọn tháp Cao Miên. Còn phía sau lưng và khúc mình thì để nguyên dạng đá".
Đây là mô tả của nhà văn Quách Tấn về pho tượng nữ thần dị hình mà thầy Thanh Lượng đề cập. Dưới ánh đèn vàng hắt vào, pho tượng thần nữ được tạc từ đá xanh nguyên khối bí hiểm vô ngần. Như lời chú giải trong “Xứ Trầm hương”, thầy Thanh Lượng cho biết trong quá trình đào giếng xây chùa, người dân trong vùng phát hiện pho tượng đá có nét mặt đàn bà nên đem vào chùa thờ phụng, cho đó là chân dung của thần nữ Ponagar: "Vì tin bà Thiên Y là Bồ Tát như đức Quán Thế Âm nên dân làng đặt tên tượng là Phật Tỉnh" - thầy Thanh Lượng cho biết.
Một trong 2 pho tượng Phật lồi còn lưu giữ ở chùa Hoa Tiên được nhà chùa bảo vệ nghiêm ngặt trong một mật thất. Theo chân thầy Thanh Lượng, chúng tôi đi sâu vào trong một gian phòng bí mật và không khỏi ngỡ ngàng khi được mục diện pho tượng mất đầu có một không hai này. Tượng có lẽ đã hàng ngàn năm tuổi, được tạc từ đá đen nguyên khối, điều lạ ở chỗ đá ở vùng núi Diên Khánh đều là đá xanh.
Cao khoảng 0,6m, tượng cổ bị mất đầu, không rõ là tượng nam thần hay nữ thần vì những đường nét chạm khắc đã bị thời gian bào mòn. Các bậc cao niên ở vùng này lý giải tiền thân của pho tượng cổ nguyên vẹn chứ chẳng phải đầu lìa khỏi thân như hiện nay. Hơn nửa thế kỷ trước, dưới gốc cây cốc đại thụ kia bỗng lồi lên pho tượng. Vì nghĩ đó là vật thiêng nên thầy trụ trì kính cẩn mang vào chùa thờ. Ai ngờ nửa đêm thì tượng bỗng dưng rơi xuống đất, đầu lìa khỏi thân. Lời đồn rằng pho tượng không muốn rời khỏi cây cốc nên thầy trụ trì đã mang tượng ra đặt trở lại vị trí cũ.
Thầy Thanh Lượng tâm tình: "Theo thời gian, chiếc đầu đã bị ai đó lấy mất, chỉ còn pho tượng bán thân. Nhiều năm trước, sợ rằng kẻ xấu sẽ lấy mất nên thầy trụ trì đã mang tượng vào thờ cất giữ, những mong gìn giữ muôn đời cho các thế hệ sau biết rõ căn cội của chùa xưa một thời tạo lập".
Nhắc đến chuyện cây cốc khổng lồ, chúng tôi liên tưởng đến kho vàng được đồn thổi nằm dưới gốc cây này. Lời truyền rằng dưới gốc cây ngàn năm có vàng, đó là kho báu với vô số tượng vàng, ngọc ngà được canh giữ bởi những trinh nữ bị nhà quyền quý người Chàm chôn sống làm ma nhằm trấn giữ kho vàng. Ban đêm, dân trong vùng thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển quanh "thần mộc" và khuôn viên chùa, gọi hiện tượng thần bí ấy là "vàng đi ăn". Tiếng đồn rằng đó là hồn của những trinh nữ bị chôn sống hóa thân… Và vì niềm tin ấy nên dù đoán chắc dưới gốc cây cốc có vàng nhưng chẳng cư dân bản địa nào dám tơ tưởng đến chuyện quật đào đặng kiếm tìm kho báu.
Khi nghe chúng tôi đề cập đến câu chuyện kho vàng dưới gốc cây cốc, thầy Thanh Lượng xác nhận đúng là từng có lời đồn ấy và chuyện đó được lưu vào “Xứ Trầm hương”, hẳn hoi: "Ban đêm, người quanh vùng thường thấy "vàng đi ăn", ánh vàng sáng rực. Thời Pháp thuộc, Công sứ Bréda đòi đào gốc cây để tìm vàng. Người trong làng sợ tai họa xảy đến, nên quyết liệt phản đối. "Phép vua thua lệ làng", viên công sứ đành thối nhượng".
Hiếm có ngôi cổ tự nào ở huyện Diên Khánh nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung còn lưu giữ được nhiều huyền tích ly kỳ và những dấu ấn trăm năm như chùa Hoa Tiên. Đó là những bảng sắc phong, câu đối sơn son thếp vàng được các triều vua Nguyễn sắc tặng. Cùng đó là vô số pho tượng cổ tương truyền được nhiều vị quan đầu tỉnh, hoàng thân quốc thích, nhà giàu có dâng cúng Phật và nữ thần Ponagar. Dừng bên pho tượng Phật cao khoảng 40cm được đẽo tạc bằng đá xanh với cánh tay hướng về phía trước như che kín pho tượng, thầy Thanh Lượng bật mí đây là pho tượng hiếm thấy trên đời. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, các thầy mới biết pho tượng là biểu hiện của phái Mật tông.
Thầy Thanh Lượng năm nay đã ngoài 70 tuổi. Lâu lắm rồi mới có người ghé thăm chùa hỏi chuyện xưa nên thầy rất nhiệt tình. Thầy nói chùa có nhiều tượng cổ nhưng quý nhất vẫn là 2 pho tượng Phật lồi bằng đá xanh mà từ những lời đồn đãi, chúng tôi được biết người bảo đó là tượng trấn yểm của người Chàm giàu có ngày trước nhằm bảo vệ kho báu, người bảo đấy là tượng thần nữ của người Chàm xưa đặt để những mong nữ thần nhiều quyền năng sẽ ban phước, nâng đỡ, cứu giúp những ai tin vào mình. "Trong tác phẩm “Xứ Trầm hương”, nhà văn Quách Tấn ghi rằng, chùa có đến 3 pho tượng thần bằng đá của Chiêm Thành để lại nhưng không hiểu sao nay chỉ còn có 2 mà thôi, gồm 1 pho tượng cụt đầu và tượng bà Thiên Y A Na dị hình" - thầy Thanh Lượng tiếc rẻ.
"Tượng thần cũng vừa kỳ, vừa cổ, nhất là tượng bà Thiên Y A Na thờ trong chùa. Tượng nàìy là một phiến đá xanh hình khối chữ nhật. Cao chừng năm sáu tấc, dày chừng một tấc rưỡi, rộng chừng một tấc rưỡi đến hai tấc. Không biết là một tác phẩm điêu khắc bị bỏ dở, hay là hình tướng một vị quái thần của Bà La Môn. Tượng chỉ khắc có nửa thân phía trước. Mặt có đủ mắt mũi miệng, hai tay chắp nơi ngực, đầu đội chiếc mũ nhọn như ngọn tháp Cao Miên. Còn phía sau lưng và khúc mình thì để nguyên dạng đá".
Đây là mô tả của nhà văn Quách Tấn về pho tượng nữ thần dị hình mà thầy Thanh Lượng đề cập. Dưới ánh đèn vàng hắt vào, pho tượng thần nữ được tạc từ đá xanh nguyên khối bí hiểm vô ngần. Như lời chú giải trong “Xứ Trầm hương”, thầy Thanh Lượng cho biết trong quá trình đào giếng xây chùa, người dân trong vùng phát hiện pho tượng đá có nét mặt đàn bà nên đem vào chùa thờ phụng, cho đó là chân dung của thần nữ Ponagar: "Vì tin bà Thiên Y là Bồ Tát như đức Quán Thế Âm nên dân làng đặt tên tượng là Phật Tỉnh" - thầy Thanh Lượng cho biết.
Một trong 2 pho tượng Phật lồi còn lưu giữ ở chùa Hoa Tiên được nhà chùa bảo vệ nghiêm ngặt trong một mật thất. Theo chân thầy Thanh Lượng, chúng tôi đi sâu vào trong một gian phòng bí mật và không khỏi ngỡ ngàng khi được mục diện pho tượng mất đầu có một không hai này. Tượng có lẽ đã hàng ngàn năm tuổi, được tạc từ đá đen nguyên khối, điều lạ ở chỗ đá ở vùng núi Diên Khánh đều là đá xanh.
Cao khoảng 0,6m, tượng cổ bị mất đầu, không rõ là tượng nam thần hay nữ thần vì những đường nét chạm khắc đã bị thời gian bào mòn. Các bậc cao niên ở vùng này lý giải tiền thân của pho tượng cổ nguyên vẹn chứ chẳng phải đầu lìa khỏi thân như hiện nay. Hơn nửa thế kỷ trước, dưới gốc cây cốc đại thụ kia bỗng lồi lên pho tượng. Vì nghĩ đó là vật thiêng nên thầy trụ trì kính cẩn mang vào chùa thờ. Ai ngờ nửa đêm thì tượng bỗng dưng rơi xuống đất, đầu lìa khỏi thân. Lời đồn rằng pho tượng không muốn rời khỏi cây cốc nên thầy trụ trì đã mang tượng ra đặt trở lại vị trí cũ.
Thầy Thanh Lượng tâm tình: "Theo thời gian, chiếc đầu đã bị ai đó lấy mất, chỉ còn pho tượng bán thân. Nhiều năm trước, sợ rằng kẻ xấu sẽ lấy mất nên thầy trụ trì đã mang tượng vào thờ cất giữ, những mong gìn giữ muôn đời cho các thế hệ sau biết rõ căn cội của chùa xưa một thời tạo lập".
Nhắc đến chuyện cây cốc khổng lồ, chúng tôi liên tưởng đến kho vàng được đồn thổi nằm dưới gốc cây này. Lời truyền rằng dưới gốc cây ngàn năm có vàng, đó là kho báu với vô số tượng vàng, ngọc ngà được canh giữ bởi những trinh nữ bị nhà quyền quý người Chàm chôn sống làm ma nhằm trấn giữ kho vàng. Ban đêm, dân trong vùng thường thấy ánh vàng sáng rực di chuyển quanh "thần mộc" và khuôn viên chùa, gọi hiện tượng thần bí ấy là "vàng đi ăn". Tiếng đồn rằng đó là hồn của những trinh nữ bị chôn sống hóa thân… Và vì niềm tin ấy nên dù đoán chắc dưới gốc cây cốc có vàng nhưng chẳng cư dân bản địa nào dám tơ tưởng đến chuyện quật đào đặng kiếm tìm kho báu.
Khi nghe chúng tôi đề cập đến câu chuyện kho vàng dưới gốc cây cốc, thầy Thanh Lượng xác nhận đúng là từng có lời đồn ấy và chuyện đó được lưu vào “Xứ Trầm hương”, hẳn hoi: "Ban đêm, người quanh vùng thường thấy "vàng đi ăn", ánh vàng sáng rực. Thời Pháp thuộc, Công sứ Bréda đòi đào gốc cây để tìm vàng. Người trong làng sợ tai họa xảy đến, nên quyết liệt phản đối. "Phép vua thua lệ làng", viên công sứ đành thối nhượng".
Người ta đồn rằng dưới gốc cây cốc khổng lồ này có kho vàng.
Nói về kho vàng ở chùa Hoa Tiên, nhà văn Quách Tấn ghi rõ hơn nửa thế kỷ trước, khi phong trào tìm vàng rộ lên, rất nhiều nơi có cổ mộ, cổ tự… bị kẻ xấu bới đào và chùa Hoa Tiên cũng không thoát khỏi cái nhìn cú vọ của những "kẻ cướp mộ". Nhưng nhờ các thầy ở chùa và dân trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt nên "kho báu" mới được bình yên: "Có mấy người Hời ở Phan Rang tìm đến chùa, trưng giấy tờ của ông bà để lại và xin được phép bới gốc cây cốc để tìm của. Chùa nhất định khước từ. Nhờ vậy mà cây cốc còn cao cội sum cành, và chùa còn giữ được một bảo vật vừa kỳ, vừa cổ".
Cái thuở mà nhà văn Quách Tấn viết “Xứ trầm hương” đến nay đã hơn 40 năm (viết năm 1969). Qua bao dâu bể, điều may mắn là "kho vàng" ẩn dưới gốc cây cốc đến nay vẫn còn hư hư thực thực, đại thụ hàng trăm năm tuổi vẫn tỏa nhánh sum sê, che mát cả vùng rộng lớn với kho báu chẳng biết có hay không nằm phía dưới, mà không bị phường lâm tặc chặt đốn, kẻ xấu bới đào. Và những pho tượng cổ ngàn năm tuổi cùng biết bao di vật của cái thuở khai sơn tạo tự đến nay vẫn được các thế hệ sư thầy ở chùa lưu giữ cẩn mật. "Những báu vật hiện có ở chùa hiện nay chỉ còn là con số khiêm tốn. Nhiều năm trước kẻ xấu đã vào chùa lấy nhiều tượng cổ quý giá. Chính điều đó đã khiến Hòa thượng Thích Thiện Danh, trụ trì chùa buồn lòng". Khi chia tay chúng tôi, thầy Thanh Lượng đã trĩu lòng nói những lời tâm can ấy.
Cứ cho là "kho vàng" dưới chân cây cốc chỉ là lời đồn không có thật thì riêng công trình cổ tự cổ kính chẳng bị kiểu kiến trúc tân thời xâm hại, gốc cây và những pho tượng hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi cùng những bức hoành phi, câu đối, sắc phong của các triều vua còn được lưu giữ… cũng đủ để nói rằng "kho báu" Hoa Tiên tự là có thật. Điều đáng mừng là “kho báu” này rất được du khách trong và ngoài nước quan tâm, khi đến Khánh Hòa thường tìm đến thưởng lãm để ôn cố tri tân, chìm về một thuở xa xưa với nhiều hoài niệm, tôn kính tiền nhân đã dày công tạo dựng chốn thần tiên nơi trần thế!
Cái thuở mà nhà văn Quách Tấn viết “Xứ trầm hương” đến nay đã hơn 40 năm (viết năm 1969). Qua bao dâu bể, điều may mắn là "kho vàng" ẩn dưới gốc cây cốc đến nay vẫn còn hư hư thực thực, đại thụ hàng trăm năm tuổi vẫn tỏa nhánh sum sê, che mát cả vùng rộng lớn với kho báu chẳng biết có hay không nằm phía dưới, mà không bị phường lâm tặc chặt đốn, kẻ xấu bới đào. Và những pho tượng cổ ngàn năm tuổi cùng biết bao di vật của cái thuở khai sơn tạo tự đến nay vẫn được các thế hệ sư thầy ở chùa lưu giữ cẩn mật. "Những báu vật hiện có ở chùa hiện nay chỉ còn là con số khiêm tốn. Nhiều năm trước kẻ xấu đã vào chùa lấy nhiều tượng cổ quý giá. Chính điều đó đã khiến Hòa thượng Thích Thiện Danh, trụ trì chùa buồn lòng". Khi chia tay chúng tôi, thầy Thanh Lượng đã trĩu lòng nói những lời tâm can ấy.
Cứ cho là "kho vàng" dưới chân cây cốc chỉ là lời đồn không có thật thì riêng công trình cổ tự cổ kính chẳng bị kiểu kiến trúc tân thời xâm hại, gốc cây và những pho tượng hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi cùng những bức hoành phi, câu đối, sắc phong của các triều vua còn được lưu giữ… cũng đủ để nói rằng "kho báu" Hoa Tiên tự là có thật. Điều đáng mừng là “kho báu” này rất được du khách trong và ngoài nước quan tâm, khi đến Khánh Hòa thường tìm đến thưởng lãm để ôn cố tri tân, chìm về một thuở xa xưa với nhiều hoài niệm, tôn kính tiền nhân đã dày công tạo dựng chốn thần tiên nơi trần thế!
Nguyễn Sĩ
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét