Biển Phan Rang, Ninh Thuận đẹp chẳng thua gì Phan Thiết. Sức quyến rũ của những đồi cát ở Phan Rang không hề kém Phan Thiết. Nho Phan Rang cũng nổi danh khắp vùng đâu thua gì nước mắm Phan Thiết.
Nhưng phải làm sao cho nơi đây trở thành một điểm đến “có số má” trên bản đồ du lịch là một câu chuyện dài.
Nho ngon và gốm đẹp
Nếu như tháp Poklongarai hay làng gốm Bàu Trúc nổi tiếng bao nhiêu thì hầu như những tour tham quan vườn nho ở Phan Rang ít người biết đến bấy nhiêu. Cũng giống như một số tuyến du lịch làng nghề, nhà vườn khác trên khắp cả nước, sản phẩm du lịch tham quan vườn nho và quy trình sản xuất rượu nho ở Phan Rang còn cần phải làm rất nhiều chương trình tiếp thị mới mong được nổi tiếng như nước mắm Phan Thiết.
< Thăm vườn nho, tìm hiểu cách trồng là một trải nghiệm thú vị.
Từ đầu năm 2012, nho Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, du khách có thể tìm kiếm các sản phẩm nho Ninh Thuận “chính hiệu” ở thị trấn Phước Dân, các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hữu (huyện Ninh Phước) và xã Phước Nam (huyện Thuận Nam).
Nông trại nho Ba Mọi, mô hình trồng nho sạch được đưa vào khai thác du lịch khá nổi tiếng ở Ninh Thuận nhưng trong giới làm du lịch không phải ai cũng biết. Đứng từ cầu Mống trên sông Dinh, du khách sẽ thấy một nông trại trải dài khoảng 1,5ha, xanh mướt với điệp trùng nho. Ông Ba Mọi, người cao to, da đen bóng màu đặc trưng của những nông dân sống ở vùng đất nắng gió khắc nghiệt, tỏ ra rất am hiểu về nho.
Ông chủ nông trại nho Ba Mọi kể: “Những năm 1990, chất lượng nho Ninh Thuận nói chung còn rất kém, trái nhỏ, xanh, chát. Sau khi được Viện Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam để mắt, giúp đỡ hướng dẫn kỹ thuật trồng, đưa chế phẩm sinh học và phân vi sinh vào thay thế các loại thuốc sâu, phân bón hóa học... nho Phan Rang cất cánh từ đó”.
Từ 1.000m² giống nho xanh NH 01.48 được đưa vào thử nghiệm, đến nay trang trại nho Ba Mọi đã nhân rộng lên đến 1,5ha. Để có được trái nho ngọt, giòn và một tí vị chua đặc trưng thuyết phục được du khách, người trồng nho nơi đây phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật thay vì trồng theo thói quen như trước kia. Những vườn nho xanh mướt, trái chín mọng, ngọt lịm và khu sản xuất rượu vang... nay trở thành một điểm tham quan không thể thiếu trong tuyến du lịch tháp Poklongarai - làng gốm Bàu Trúc.
< Nhiều bạn trẻ chú ý đến sản phẩm gốm để làm quà tặng sau chuyến đi.
Du khách đến Phan Rang thường không thể bỏ qua làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước). Làng gốm này là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Chăm từ thế kỷ 12, được coi là làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á. Cái đặc biệt của làng gốm Bàu Trúc là vẫn tuân theo phương thức sản xuất xưa cũ. Tất cả đều làm bằng đôi bàn tay khéo léo của người thợ từ lấy đất, nhào nặn, tạo hình cho tới nung gốm.
Đất lấy ở bờ sông Quao, sau đó nhào kỹ đến khi thật dẻo. Những phụ nữ Chăm tạo hình sản phẩm bằng cách cho đất lên một bệ đá hình trụ, mặt nhẵn, sau đó đi vòng quanh bệ đỡ để tạo hình dáng sản phẩm. Chính cách làm này đã tạo ra những sản phẩm “không giống ai”, trở thành những sản phẩm độc đáo.
< Trẩy hội Kate.
Thú vị nhất là khi đến đây, du khách được hướng dẫn và tự nhào nặn những sản phẩm bằng chính sự khéo léo của mình. Chúng trở thành vật lưu niệm đẹp của du khách không đâu có được.
Cần cách làm thuyết phục hơn
Đưa sản phẩm du lịch tham quan vườn nho, xem cách làm rượu vang và sản xuất gốm vào một tuyến tham quan là một sáng kiến hay, tạo sự khác biệt cho Phan Rang. Nhưng quả thật cách làm hiện nay vẫn khá đơn điệu dễ khiến du khách chán và coi việc đến đó như “lấy lệ” chứ chẳng có hứng thú tìm hiểu.
< Cách làm khác của gốm Bàu Trúc tạo ra sản phẩm đặc biệt.
Những ai từng đi Trung Quốc đều ấn tượng khi tham quan nơi dệt vải ở Quảng Châu bởi cách tổ chức rất thu hút của họ. Đầu tiên, từ cổng bước vào du khách sẽ được giới thiệu từ cách nuôi tằm, chờ đợi lấy tơ, đến công đoạn dệt, nhuộm ra vải thành phẩm, rồi may áo quần, xem biểu diễn thời trang rất chuyên nghiệp. Và cuối cùng là những gian hàng quần áo khổng lồ cho khách tha hồ lựa chọn. Hay đi du lịch Busan, Hàn Quốc du khách cũng sẽ tham gia một tour tham quan vườn táo tương tự nho ở Phan Rang.
< Lắng nghe âm điệu của người Chăm.
Cũng được tham quan vườn táo nhưng du khách được nghe giảng giải rất kỹ lưỡng về thổ nhưỡng ở đây để lý giải vì sao có những trái táo ngon nhất. Rồi tham quan nhà máy sản xuất rượu táo... Điều đặc biệt là trong lúc tham quan vườn du khách sẽ được chụp ảnh, sau đó khi kết thúc tour mỗi người được tặng một chai rượu táo mà nhãn dán trên chai là bức ảnh của chính du khách được chụp trước đó. Ai cũng bất ngờ, hài lòng và mua nhiều táo, nhiều rượu...
Nho hay rượu vang từ nho ở Phan Rang ngon và bổ dưỡng nhưng vẫn chưa được lựa chọn như một món quà thú vị mỗi khi du khách đến đây. Những sản phẩm gốm ở làng gốm Bàu Trúc đẹp và khác biệt, nhưng vẫn còn nhiều bất tiện cho du khách khi muốn mua về làm quà tặng. Để Phan Rang thành một điểm đến có lẽ còn rất nhiều việc phải làm.
Du lịch, GO! - Theo Tiến Thành (báo Tuổi Trẻ)
Link to full article
Nhưng phải làm sao cho nơi đây trở thành một điểm đến “có số má” trên bản đồ du lịch là một câu chuyện dài.
Nho ngon và gốm đẹp
Nếu như tháp Poklongarai hay làng gốm Bàu Trúc nổi tiếng bao nhiêu thì hầu như những tour tham quan vườn nho ở Phan Rang ít người biết đến bấy nhiêu. Cũng giống như một số tuyến du lịch làng nghề, nhà vườn khác trên khắp cả nước, sản phẩm du lịch tham quan vườn nho và quy trình sản xuất rượu nho ở Phan Rang còn cần phải làm rất nhiều chương trình tiếp thị mới mong được nổi tiếng như nước mắm Phan Thiết.
< Thăm vườn nho, tìm hiểu cách trồng là một trải nghiệm thú vị.
Từ đầu năm 2012, nho Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, du khách có thể tìm kiếm các sản phẩm nho Ninh Thuận “chính hiệu” ở thị trấn Phước Dân, các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hữu (huyện Ninh Phước) và xã Phước Nam (huyện Thuận Nam).
Nông trại nho Ba Mọi, mô hình trồng nho sạch được đưa vào khai thác du lịch khá nổi tiếng ở Ninh Thuận nhưng trong giới làm du lịch không phải ai cũng biết. Đứng từ cầu Mống trên sông Dinh, du khách sẽ thấy một nông trại trải dài khoảng 1,5ha, xanh mướt với điệp trùng nho. Ông Ba Mọi, người cao to, da đen bóng màu đặc trưng của những nông dân sống ở vùng đất nắng gió khắc nghiệt, tỏ ra rất am hiểu về nho.
Ông chủ nông trại nho Ba Mọi kể: “Những năm 1990, chất lượng nho Ninh Thuận nói chung còn rất kém, trái nhỏ, xanh, chát. Sau khi được Viện Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam để mắt, giúp đỡ hướng dẫn kỹ thuật trồng, đưa chế phẩm sinh học và phân vi sinh vào thay thế các loại thuốc sâu, phân bón hóa học... nho Phan Rang cất cánh từ đó”.
Từ 1.000m² giống nho xanh NH 01.48 được đưa vào thử nghiệm, đến nay trang trại nho Ba Mọi đã nhân rộng lên đến 1,5ha. Để có được trái nho ngọt, giòn và một tí vị chua đặc trưng thuyết phục được du khách, người trồng nho nơi đây phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật thay vì trồng theo thói quen như trước kia. Những vườn nho xanh mướt, trái chín mọng, ngọt lịm và khu sản xuất rượu vang... nay trở thành một điểm tham quan không thể thiếu trong tuyến du lịch tháp Poklongarai - làng gốm Bàu Trúc.
< Nhiều bạn trẻ chú ý đến sản phẩm gốm để làm quà tặng sau chuyến đi.
Du khách đến Phan Rang thường không thể bỏ qua làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước). Làng gốm này là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Chăm từ thế kỷ 12, được coi là làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á. Cái đặc biệt của làng gốm Bàu Trúc là vẫn tuân theo phương thức sản xuất xưa cũ. Tất cả đều làm bằng đôi bàn tay khéo léo của người thợ từ lấy đất, nhào nặn, tạo hình cho tới nung gốm.
Đất lấy ở bờ sông Quao, sau đó nhào kỹ đến khi thật dẻo. Những phụ nữ Chăm tạo hình sản phẩm bằng cách cho đất lên một bệ đá hình trụ, mặt nhẵn, sau đó đi vòng quanh bệ đỡ để tạo hình dáng sản phẩm. Chính cách làm này đã tạo ra những sản phẩm “không giống ai”, trở thành những sản phẩm độc đáo.
< Trẩy hội Kate.
Thú vị nhất là khi đến đây, du khách được hướng dẫn và tự nhào nặn những sản phẩm bằng chính sự khéo léo của mình. Chúng trở thành vật lưu niệm đẹp của du khách không đâu có được.
Cần cách làm thuyết phục hơn
Đưa sản phẩm du lịch tham quan vườn nho, xem cách làm rượu vang và sản xuất gốm vào một tuyến tham quan là một sáng kiến hay, tạo sự khác biệt cho Phan Rang. Nhưng quả thật cách làm hiện nay vẫn khá đơn điệu dễ khiến du khách chán và coi việc đến đó như “lấy lệ” chứ chẳng có hứng thú tìm hiểu.
< Cách làm khác của gốm Bàu Trúc tạo ra sản phẩm đặc biệt.
Những ai từng đi Trung Quốc đều ấn tượng khi tham quan nơi dệt vải ở Quảng Châu bởi cách tổ chức rất thu hút của họ. Đầu tiên, từ cổng bước vào du khách sẽ được giới thiệu từ cách nuôi tằm, chờ đợi lấy tơ, đến công đoạn dệt, nhuộm ra vải thành phẩm, rồi may áo quần, xem biểu diễn thời trang rất chuyên nghiệp. Và cuối cùng là những gian hàng quần áo khổng lồ cho khách tha hồ lựa chọn. Hay đi du lịch Busan, Hàn Quốc du khách cũng sẽ tham gia một tour tham quan vườn táo tương tự nho ở Phan Rang.
< Lắng nghe âm điệu của người Chăm.
Cũng được tham quan vườn táo nhưng du khách được nghe giảng giải rất kỹ lưỡng về thổ nhưỡng ở đây để lý giải vì sao có những trái táo ngon nhất. Rồi tham quan nhà máy sản xuất rượu táo... Điều đặc biệt là trong lúc tham quan vườn du khách sẽ được chụp ảnh, sau đó khi kết thúc tour mỗi người được tặng một chai rượu táo mà nhãn dán trên chai là bức ảnh của chính du khách được chụp trước đó. Ai cũng bất ngờ, hài lòng và mua nhiều táo, nhiều rượu...
Nho hay rượu vang từ nho ở Phan Rang ngon và bổ dưỡng nhưng vẫn chưa được lựa chọn như một món quà thú vị mỗi khi du khách đến đây. Những sản phẩm gốm ở làng gốm Bàu Trúc đẹp và khác biệt, nhưng vẫn còn nhiều bất tiện cho du khách khi muốn mua về làm quà tặng. Để Phan Rang thành một điểm đến có lẽ còn rất nhiều việc phải làm.
Du lịch, GO! - Theo Tiến Thành (báo Tuổi Trẻ)
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét