(Tiếp theo) - Đổi tiền và mua bán.
Tại cửa khẩu, du khách nên đổi ngay một ít tiền Việt sang đồng riel (tiền Campchia) và sẽ đổi tiếp ở Phnom Penh. Tỉ giá đổi tiền ở cửa khẩu thường thấp hơn ở Phnom Penh. Ở Phnom penh, có thể đổi tiền trong các ngân hàng; tuy nhiên các tiệm vàng sẽ giải quyết nhanh gọn hơn nhiều.
< Đồng riel của Campuchia.
Trước đây, ở Siem Reap, Sihanouk Ville và một vài thành phố khác ở Campuchia, du khách có thể thanh toán bằng tiền Việt Nam; ngày nay người dân nước này chỉ nhận đồng riel và đô la Mỹ. Nếu đổi tiền Việt sang đồng riel ở Siem Reap, Sihanouk Ville, tỉ giá sẽ thấp hơn ở cửa khẩu khá nhiều.
< Hàng trái cây ở chợ Phnom Penh. Ở đây, người bán ít nói thách hơn ở chợ Siem Reap.
Dùng đô la Mỹ để thanh toán cũng có điều bất lợi. Những món hàng nếu trả bằng riel sẽ có giá thấp hơn 1 đô, nhưng nếu khách trả bằng đô la Mỹ thì tất cả sẽ đều có giá 1 đô la. Hoặc nếu bạn đưa tờ 20 đô la để thanh toán cho món hàng hay dịch vụ có giá trị thấp hơn thì người ta sẽ thối lại bằng tiền riel. Du khách sẽ lúng túng khi quy đổi giá trị giữa đô la Mỹ và tiền riel và thường chịu thiệt trong trường hợp này. Nói chung, khi giao dịch mua hàng hoặc dịch vụ, nếu có thể hỏi giá và thanh toán bằng riel sẽ có lợi hơn là đô la bởi mọi thứ sẽ được cộng thêm cho tròn chứ không có số lẻ dưới đơn vị 1 đô la Mỹ.
Có một số dịch vụ gần như luôn được báo giá và nhận thanh toán bằng đô la Mỹ như nhà nghỉ, khách sạn, vé tham quan, xe tuk tuk, thuê xe máy và cả giặt ủi, mát xa (massage)... thì du khách có thể thanh toán bằng đô la hoặc riel (quy đổi tương đương).
< Khu hàng ăn uống trong chợ lớn của Phnom Penh, chỉ nhận thanh toán bằng riel, không nhận tiền Việt và đô la Mỹ.
Trong các siêu thị không nhận đổi tiền nhưng nếu khách mua hàng trả bằng đô la Mỹ thường được tính theo tỉ giá khá cao so với giá đổi bên ngoài.
Khi mua bán, bất cứ trường hợp nào du khách cũng có thể và nên trả giá, kể cả ở khách sạn (có ghi giá). Thường thì người bán nói thách (ít nhiều tùy nơi) nên du khách cần trả giá; tuy nhiên, điều đáng nói là người bán không bao giờ tỏ vẻ bất bình, khó chịu, thậm chí họ còn vui vẻ nói ‘thanks you’ khi khách không mua.
Một kinh nghiệm là mua hàng lưu niệm ở Phnom Penh rẻ hơn ở Siem Rep. Đặc biệt chợ Nga (Russia Market) ở Phnom Penh bán hàng ít nói thách hơn và có bán nhiều mặt hàng.
Sim điện thoại Metfone
< Bảng giá tính bằng đô la Mỹ dựng ngay trước cửa hàng massage ở Siem Reap.
Tại cửa khẩu Mộc Bài sẽ có người mời khách mua sim điện thoại của hãng Metfone. Giá 3 đô la, có sẵn 3,8 đô la trong tài khoản. Bạn nên mua ngay, bởi sim này đã được kích hoạt và người bán sẽ đưa kèm một mảnh giấy in sẵn nội dung hướng dẫn cách chỉnh máy, khá đơn giản. Nếu để khi đến nơi, mua ở các cửa hiệu bán sim, gặp người bán không nói tiếng Việt và tiếng Anh, bạn sẽ gặp khó khăn hơn. Lúc đó, nếu bạn không biết cách tự chỉnh máy, họ sẽ làm và lấy thêm 1 đô la tièn công. Chưa kể một trường hợp, họ nói hết sim 3 đô, chỉ có sim 5 đô nhưng tài khoản cũng chỉ có sẵn 3,8 đô la.
Với sim Metffone (nghe nói là công ty của Viettel đầu tư ở Campuchia), bạn có thể gọi về Việt Nam và các nước khác dễ dàng. Nhiều người cho rằng, ra nước ngoài đi chơi, dẹp chuyện làm ăn sang một bên và ở đó mình không có bạn bè thì không cần dùng điện thoại.
< Ăn ở các cửa hàng bình dân dọc đường phố Siem Reap có giá dễ chịu hơn vào khu chợ đêm và các khách sạn. Thực đơn có ghi tiếng Anh và kèm ảnh chụp, nhín khá hấp dẫn.
Thực ra, nhu cầu dùng điện thoại khi sang nước khác là rất cần. Phòng khi có trở ngại gì đó, bạn có thể nhờ nhân viên khách sạn nơi bạn trọ giúp đỡ. Hay đơn giản nhất là gọi tài xế xe tuk tuk quen đến đón. Nhưng có một điều hơi dở là vào các khu di tích (ngay cả ở Angkor Wat) rộng mênh mông, nhóm bạn rất dễ bị lạc nhau thì sóng của Metfone rất kém, chập chờn và có nơi mất sóng hoàn toàn.
Ủng hộ chứ đừng bố thí
Ở Campuchia, số người ăn xin không tập trung nhiều ở các điểm du lịch. Rải rác trong các thành phố, những người ăn xin cũng tỏ ra dễ mến và không đeo bán, gây phiền hà cho khách du lịch. Họ sẽ bỏ đi nếu người khách lắc đầu hoặc chắp tay cám ơn dù chỉ nhận được chút tiền lẻ, không có thái độ chê bai (!) như kiểu hành khất chuyên nghiệp ở nước ta.
< Những người Campuchia là nạn nhân bom mìn tập hợp nhau lại thành ban nhạc truyền thống của họ và biểu diễn ở những nơi có đông du khách. Họ lặng lẽ, cần cù biểu diễn và nhận tiền giúp đỡ của du khách chứ không ăn xin.
Nhưng du khách sẽ chứng kiến cảnh xin ăn hoàn toàn khác ở “làng người Việt” tại Biển hồ (Tonlé Sap). Ban đầu, họ là những người lao động nghèo khổ, bỗng dưng các công ty du lịch ào ào đưa khách đến tham quan. Đối với các nhà tổ chức tour đi thuyền dạo Biển hồ thì đây là một điểm dừng chân không tốn vé và họ khai thác ‘lòng nhân đạo’ của khách du lịch.
Khách du lịch Âu-Mỹ có khái niệm ‘du lịch giúp ích’, nhưng họ muốn hỗ trợ cho những người lao động nghèo bán sản phẩm thủ công chứ không phải đi bố thí. Thay vì mua hàng trong các siêu thị, cửa hàng ở thành phố, người ta muốn mua của những người tự tay làm ra sản phẩm. Nhiều du khách Việt lại nghĩ khác, họ sẵn lòng bố thí để ‘tích đức’ hoặc để ‘gieo nhân’, mong có ngày hái ‘quả’. Qua thời gian, nhiều người dân ở “làng người Việt” lấy việc chờ du khách đến để xin tiền làm nghề nghiệp chính của họ; vừa nhàn nhã lại thu nhập cao hơn lao động động kiếm cơm trước đây.
Hết
Kỳ 1 - Kỳ 2 - Kỳ 3 - Kỳ 4
Du lịch, GO! - Theo Mai Lĩnh (Thời Báo Kinh Tế Sàigòn)
Link to full article
Tại cửa khẩu, du khách nên đổi ngay một ít tiền Việt sang đồng riel (tiền Campchia) và sẽ đổi tiếp ở Phnom Penh. Tỉ giá đổi tiền ở cửa khẩu thường thấp hơn ở Phnom Penh. Ở Phnom penh, có thể đổi tiền trong các ngân hàng; tuy nhiên các tiệm vàng sẽ giải quyết nhanh gọn hơn nhiều.
< Đồng riel của Campuchia.
Trước đây, ở Siem Reap, Sihanouk Ville và một vài thành phố khác ở Campuchia, du khách có thể thanh toán bằng tiền Việt Nam; ngày nay người dân nước này chỉ nhận đồng riel và đô la Mỹ. Nếu đổi tiền Việt sang đồng riel ở Siem Reap, Sihanouk Ville, tỉ giá sẽ thấp hơn ở cửa khẩu khá nhiều.
< Hàng trái cây ở chợ Phnom Penh. Ở đây, người bán ít nói thách hơn ở chợ Siem Reap.
Dùng đô la Mỹ để thanh toán cũng có điều bất lợi. Những món hàng nếu trả bằng riel sẽ có giá thấp hơn 1 đô, nhưng nếu khách trả bằng đô la Mỹ thì tất cả sẽ đều có giá 1 đô la. Hoặc nếu bạn đưa tờ 20 đô la để thanh toán cho món hàng hay dịch vụ có giá trị thấp hơn thì người ta sẽ thối lại bằng tiền riel. Du khách sẽ lúng túng khi quy đổi giá trị giữa đô la Mỹ và tiền riel và thường chịu thiệt trong trường hợp này. Nói chung, khi giao dịch mua hàng hoặc dịch vụ, nếu có thể hỏi giá và thanh toán bằng riel sẽ có lợi hơn là đô la bởi mọi thứ sẽ được cộng thêm cho tròn chứ không có số lẻ dưới đơn vị 1 đô la Mỹ.
Có một số dịch vụ gần như luôn được báo giá và nhận thanh toán bằng đô la Mỹ như nhà nghỉ, khách sạn, vé tham quan, xe tuk tuk, thuê xe máy và cả giặt ủi, mát xa (massage)... thì du khách có thể thanh toán bằng đô la hoặc riel (quy đổi tương đương).
< Khu hàng ăn uống trong chợ lớn của Phnom Penh, chỉ nhận thanh toán bằng riel, không nhận tiền Việt và đô la Mỹ.
Trong các siêu thị không nhận đổi tiền nhưng nếu khách mua hàng trả bằng đô la Mỹ thường được tính theo tỉ giá khá cao so với giá đổi bên ngoài.
Khi mua bán, bất cứ trường hợp nào du khách cũng có thể và nên trả giá, kể cả ở khách sạn (có ghi giá). Thường thì người bán nói thách (ít nhiều tùy nơi) nên du khách cần trả giá; tuy nhiên, điều đáng nói là người bán không bao giờ tỏ vẻ bất bình, khó chịu, thậm chí họ còn vui vẻ nói ‘thanks you’ khi khách không mua.
Một kinh nghiệm là mua hàng lưu niệm ở Phnom Penh rẻ hơn ở Siem Rep. Đặc biệt chợ Nga (Russia Market) ở Phnom Penh bán hàng ít nói thách hơn và có bán nhiều mặt hàng.
Sim điện thoại Metfone
< Bảng giá tính bằng đô la Mỹ dựng ngay trước cửa hàng massage ở Siem Reap.
Tại cửa khẩu Mộc Bài sẽ có người mời khách mua sim điện thoại của hãng Metfone. Giá 3 đô la, có sẵn 3,8 đô la trong tài khoản. Bạn nên mua ngay, bởi sim này đã được kích hoạt và người bán sẽ đưa kèm một mảnh giấy in sẵn nội dung hướng dẫn cách chỉnh máy, khá đơn giản. Nếu để khi đến nơi, mua ở các cửa hiệu bán sim, gặp người bán không nói tiếng Việt và tiếng Anh, bạn sẽ gặp khó khăn hơn. Lúc đó, nếu bạn không biết cách tự chỉnh máy, họ sẽ làm và lấy thêm 1 đô la tièn công. Chưa kể một trường hợp, họ nói hết sim 3 đô, chỉ có sim 5 đô nhưng tài khoản cũng chỉ có sẵn 3,8 đô la.
Với sim Metffone (nghe nói là công ty của Viettel đầu tư ở Campuchia), bạn có thể gọi về Việt Nam và các nước khác dễ dàng. Nhiều người cho rằng, ra nước ngoài đi chơi, dẹp chuyện làm ăn sang một bên và ở đó mình không có bạn bè thì không cần dùng điện thoại.
< Ăn ở các cửa hàng bình dân dọc đường phố Siem Reap có giá dễ chịu hơn vào khu chợ đêm và các khách sạn. Thực đơn có ghi tiếng Anh và kèm ảnh chụp, nhín khá hấp dẫn.
Thực ra, nhu cầu dùng điện thoại khi sang nước khác là rất cần. Phòng khi có trở ngại gì đó, bạn có thể nhờ nhân viên khách sạn nơi bạn trọ giúp đỡ. Hay đơn giản nhất là gọi tài xế xe tuk tuk quen đến đón. Nhưng có một điều hơi dở là vào các khu di tích (ngay cả ở Angkor Wat) rộng mênh mông, nhóm bạn rất dễ bị lạc nhau thì sóng của Metfone rất kém, chập chờn và có nơi mất sóng hoàn toàn.
Ủng hộ chứ đừng bố thí
Ở Campuchia, số người ăn xin không tập trung nhiều ở các điểm du lịch. Rải rác trong các thành phố, những người ăn xin cũng tỏ ra dễ mến và không đeo bán, gây phiền hà cho khách du lịch. Họ sẽ bỏ đi nếu người khách lắc đầu hoặc chắp tay cám ơn dù chỉ nhận được chút tiền lẻ, không có thái độ chê bai (!) như kiểu hành khất chuyên nghiệp ở nước ta.
< Những người Campuchia là nạn nhân bom mìn tập hợp nhau lại thành ban nhạc truyền thống của họ và biểu diễn ở những nơi có đông du khách. Họ lặng lẽ, cần cù biểu diễn và nhận tiền giúp đỡ của du khách chứ không ăn xin.
Nhưng du khách sẽ chứng kiến cảnh xin ăn hoàn toàn khác ở “làng người Việt” tại Biển hồ (Tonlé Sap). Ban đầu, họ là những người lao động nghèo khổ, bỗng dưng các công ty du lịch ào ào đưa khách đến tham quan. Đối với các nhà tổ chức tour đi thuyền dạo Biển hồ thì đây là một điểm dừng chân không tốn vé và họ khai thác ‘lòng nhân đạo’ của khách du lịch.
Khách du lịch Âu-Mỹ có khái niệm ‘du lịch giúp ích’, nhưng họ muốn hỗ trợ cho những người lao động nghèo bán sản phẩm thủ công chứ không phải đi bố thí. Thay vì mua hàng trong các siêu thị, cửa hàng ở thành phố, người ta muốn mua của những người tự tay làm ra sản phẩm. Nhiều du khách Việt lại nghĩ khác, họ sẵn lòng bố thí để ‘tích đức’ hoặc để ‘gieo nhân’, mong có ngày hái ‘quả’. Qua thời gian, nhiều người dân ở “làng người Việt” lấy việc chờ du khách đến để xin tiền làm nghề nghiệp chính của họ; vừa nhàn nhã lại thu nhập cao hơn lao động động kiếm cơm trước đây.
Hết
Kỳ 1 - Kỳ 2 - Kỳ 3 - Kỳ 4
Du lịch, GO! - Theo Mai Lĩnh (Thời Báo Kinh Tế Sàigòn)
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét