Hãy cùng chúng tôi lên với Hoàng Su Phì - Xín Mần - Simacai - Bắc Hà vào những ngày đầu Đông để cảm nhận cảnh sắc của Tây Bắc chìm trong cái giá lạnh của mùa Đông, thấy được cái rét cắt ra cắt thịt của thiên nhiên nơi đây...
< Hoàng su phì, đường uốn lượn quanh co theo dòng sông Chảy...
Hoàng Su Phì (thiên đường của ruộng bậc thang). Đi từ Hà Nội lên Hà Giang, đến ngã ba Bắc Quang đi thêm 58km nữa, du khách sẽ đến thị trấn Vinh Quang - huyện Hoàng Su Phì. Đây là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, ngay dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ.
Hoàng Su Phì có cái đẹp vừa duyên dáng của những dải ruộng bậc thang mềm mại ôm ấp quanh những con đường núi (có lẽ đây là nơi có ruộng bậc thang nhiều và đẹp nhất VN), vừa có cái đẹp hùng vĩ của thác khe và những đồi thông điệp trùng, suốt hơn 60 cây số du khách phải vượt qua hai cổng trời. Nếu lên đúng ngày chủ nhật, bạn có thể dự chợ phiên Hoàng Su Phì - một phiên chợ huyện dài đến hàng cây số.
Thực đơn ở quán ăn ở Hoàng Su Phì có món cháo ấu tẩu (Tẩu là một loại củ rừng độc, ăn sống có thể chết người nhưng nấu cháo thì rất ngon) và Cà Bống sông Chảy nhỏ bằng ngón tay, thịt ngọt và chắc, chiên hoặc nướng lên ngon hết biết. Cả thị trấn có hai khách sạn tư nhân (Hoàng Anh, Thuận An) quanh năm đón chủ yếu là khách Tây balô đến khám phá văn hoá, thiên nhiên bản địa và những đoàn cán bộ đi công tác, nghiên cứu đầu tư du lịch.
Xín Mần (cung đường của huyền thoại) là một huyện nằm về phía tây của cao nguyên đá Hà Giang. Nơi này có địa hình núi thấp và trung bình xen lẫn thung lũng, đường đến Xín Mần rất khó khăn.
Con đường chỉ có một chiều đi lên và đi lên, Xe liên tục về số và bắt cua, độ cao lên nhanh và choáng ngợp đến mức các tài xế chỉ có dán mắt vào đường, những khúc quanh gấp chỉ cỡ 15 đến 20 độ. Trên một mặt núi mà các tầng đường chồng lên nhau mãi, đi phía dưới thì không biết con đường phía trên là thế nào, mà đi phía trên thì con đường phía dưới đã ẩn vào bóng núi. Đi lâu lắm mới lại gặp vài ba mái nhà.
< Xín Mần, nào mình cùng xuống chợ, nào mình cùng đi chơi...
Đồn biên phòng Xín Mần nằm trên đỉnh của một ngọn núi ở độ cao 1.654 m so với mực nước biển, bốn mặt là gió, xa xa là dãy Gia Long trơ trọi xám xịt trên nền trời, nằm cách cửa khẩu 5 km. Từ đồn biên phòng, chúng tôi tiếp tục con đường lên trời thêm chừng 2 km nữa, vượt qua một khe núi rộng thì bắt đầu đi xuống, trước mắt là một chữ Z dài bất tận ra phía cửa khẩu.
Cột mốc số 5, cách trạm không đầy trăm mét. Bên kia là đất của Trung Quốc, có một lán chợ họp phiên vào thứ sáu và chủ nhật. Phiên chợ bên phía Việt Nam họp gần bản vào thứ ba và thứ bảy. Nơi đây có 9 dân tộc cùng chung sống, gồm: Kinh, Mông, Nùng, Tày, La Chí, Phù Lá, Dao, Hoa - Hán và Cao Lan.
Simacai (vùng đất khắc nghiệt) là một huyện miền núi xa và cao nhất của tỉnh Lào Cai. Buổi sáng, trẻ em tiểu học và mẫu giáo tự đi bộ đến lớp, có khi đường xa hàng km, thị trấn Simacai là thủ phủ của huyện Simacai, một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có 11 dân tộc chung sống ở 97 thôn bản, sắc thái văn hóa các dân tộc ở Simacai phản ánh đậm nét nhất ở chợ phiên.
< Xín Mần - cung đường huyền thoại, tiếc là không lên được CK Cốc Pài đường dốc và hùng vĩ lắm.
Thời tiết ở Simacai khắc nghiệt, mùa đông có lúc nhiệt độ xuống còn 0c. Cô giáo luôn phải mặc hai áo khoác, hai găng tay, đeo hai đôi tất, vừa đi giày, vừa đi ủng, lên bục giảng vẫn đứng run lập cập. Trẻ em chỉ mặc một hai cái áo mỏng, đi chân đất, da và môi chúng thâm lại vì rét. Trường tiểu học có nhà nội trú cho các em ở xa. Các em tự nấu ăn tại trường. Một số em nhà ở gần trường hơn thì đem cơm trong cặp lồng đến lớp ăn, thi thoảng cũng có em đem theo thức ăn đến trường.
Nhưng phần đa các em đều ăn cơm với muối trắng, các em thường nấu cơm ướt hơn bình thường để khi trộn, muối dễ tan. Một số em gái nhanh tay thì thường kiếm rau ở xung quanh trường. Những em bé ở Simacai cần sự giúp đỡ, các em đã quá quen với sự thiếu thốn nên cứ hồn nhiền lớn lên.
Chỉ có những ai đã từng được yêu thương và đang yêu thương ngừời khác, mới có thể biết các em cần sự chăm sóc, yêu thương đến nhường nào.
< Lâu đài trắng trên cao nguyên đá cổ - nhà Vua Mèo, Bắc hà.
Bắc Hà (thủ phủ Vua Mèo) nằm cách tỉnh Lào Cai 68 km về phía Tây Nam, nơi đây có “Dinh thự cổ trên cao nguyên trắng” nổi tiếng với cả dân bản xứ và khách phương xa. Đây là “Cố cung” của vua Mèo Hoàng A Tưởng cũ kỹ và rêu phong với lối kiến trúc vừa Tây phương vừa Đông Á.
Bắc Hà vốn có 3 thứ "đặc sản" không đâu sánh bằng: chợ phiên, rượu ngô Bản Phố và xòe Tà Chải. Đã lên tới Bắc Hà, dù chưa đến Tà Chải xem múa xòe, cũng nên ra chợ uống rượu với thắng cố (làm ít đồ nướng, thắng cố uống cùng với rượu Ngô Bắc Hà cũng fởn... ).
Chợ Bắc Hà vẫn còn những sản phẩm nổi tiếng dệt lanh của người Mông, rèn đúc của người Dao và rượu ngô Bản Phố. Trong chợ, hàng hóa tràn ngập, những bộ trang phục của người Mông, Dao, những túi vải Tày, Nùng thêu hoa văn sặc sỡ, chỗ này bán cải nương, rau rừng, chỗ kia mộc nhĩ, nấm hương, chỗ kia là chợ lợn.
< Một góc chợ phiên Si Ma Cai.
Có lẽ đi chợ là một nhu cầu của người vùng cao. Họ đi chợ không hẳn để mua bán, mà còn vì để thỏa mãn tinh thần... Người dân Bản Liền cách chợ 28 km, phải đi chợ từ 2 giờ sáng chỉ để gặp người quen hay mua vài thứ lặt vặt kim chỉ, dầu, muối... rồi lại đi bộ 6 tiếng nữa mới về đến nhà. Mấy cô bé Mông 15, 16 tuổi lặn lội từ Ximacai về chợ chỉ để gặp bạn, dù chợ Ximacai rất đẹp.
Đến chợ Bắc Hà hôm nay còn có nhiều khách du lịch người nước ngoài. Họ rất thích xem các chàng trai múa khèn và thích mua những sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm của địa phương.
Du lịch, GO! - Trích từ Blog David.Huancao
Link to full article
< Hoàng su phì, đường uốn lượn quanh co theo dòng sông Chảy...
Hoàng Su Phì (thiên đường của ruộng bậc thang). Đi từ Hà Nội lên Hà Giang, đến ngã ba Bắc Quang đi thêm 58km nữa, du khách sẽ đến thị trấn Vinh Quang - huyện Hoàng Su Phì. Đây là một huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, ngay dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ.
Hoàng Su Phì có cái đẹp vừa duyên dáng của những dải ruộng bậc thang mềm mại ôm ấp quanh những con đường núi (có lẽ đây là nơi có ruộng bậc thang nhiều và đẹp nhất VN), vừa có cái đẹp hùng vĩ của thác khe và những đồi thông điệp trùng, suốt hơn 60 cây số du khách phải vượt qua hai cổng trời. Nếu lên đúng ngày chủ nhật, bạn có thể dự chợ phiên Hoàng Su Phì - một phiên chợ huyện dài đến hàng cây số.
Thực đơn ở quán ăn ở Hoàng Su Phì có món cháo ấu tẩu (Tẩu là một loại củ rừng độc, ăn sống có thể chết người nhưng nấu cháo thì rất ngon) và Cà Bống sông Chảy nhỏ bằng ngón tay, thịt ngọt và chắc, chiên hoặc nướng lên ngon hết biết. Cả thị trấn có hai khách sạn tư nhân (Hoàng Anh, Thuận An) quanh năm đón chủ yếu là khách Tây balô đến khám phá văn hoá, thiên nhiên bản địa và những đoàn cán bộ đi công tác, nghiên cứu đầu tư du lịch.
Xín Mần (cung đường của huyền thoại) là một huyện nằm về phía tây của cao nguyên đá Hà Giang. Nơi này có địa hình núi thấp và trung bình xen lẫn thung lũng, đường đến Xín Mần rất khó khăn.
Con đường chỉ có một chiều đi lên và đi lên, Xe liên tục về số và bắt cua, độ cao lên nhanh và choáng ngợp đến mức các tài xế chỉ có dán mắt vào đường, những khúc quanh gấp chỉ cỡ 15 đến 20 độ. Trên một mặt núi mà các tầng đường chồng lên nhau mãi, đi phía dưới thì không biết con đường phía trên là thế nào, mà đi phía trên thì con đường phía dưới đã ẩn vào bóng núi. Đi lâu lắm mới lại gặp vài ba mái nhà.
< Xín Mần, nào mình cùng xuống chợ, nào mình cùng đi chơi...
Đồn biên phòng Xín Mần nằm trên đỉnh của một ngọn núi ở độ cao 1.654 m so với mực nước biển, bốn mặt là gió, xa xa là dãy Gia Long trơ trọi xám xịt trên nền trời, nằm cách cửa khẩu 5 km. Từ đồn biên phòng, chúng tôi tiếp tục con đường lên trời thêm chừng 2 km nữa, vượt qua một khe núi rộng thì bắt đầu đi xuống, trước mắt là một chữ Z dài bất tận ra phía cửa khẩu.
Cột mốc số 5, cách trạm không đầy trăm mét. Bên kia là đất của Trung Quốc, có một lán chợ họp phiên vào thứ sáu và chủ nhật. Phiên chợ bên phía Việt Nam họp gần bản vào thứ ba và thứ bảy. Nơi đây có 9 dân tộc cùng chung sống, gồm: Kinh, Mông, Nùng, Tày, La Chí, Phù Lá, Dao, Hoa - Hán và Cao Lan.
Simacai (vùng đất khắc nghiệt) là một huyện miền núi xa và cao nhất của tỉnh Lào Cai. Buổi sáng, trẻ em tiểu học và mẫu giáo tự đi bộ đến lớp, có khi đường xa hàng km, thị trấn Simacai là thủ phủ của huyện Simacai, một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có 11 dân tộc chung sống ở 97 thôn bản, sắc thái văn hóa các dân tộc ở Simacai phản ánh đậm nét nhất ở chợ phiên.
< Xín Mần - cung đường huyền thoại, tiếc là không lên được CK Cốc Pài đường dốc và hùng vĩ lắm.
Thời tiết ở Simacai khắc nghiệt, mùa đông có lúc nhiệt độ xuống còn 0c. Cô giáo luôn phải mặc hai áo khoác, hai găng tay, đeo hai đôi tất, vừa đi giày, vừa đi ủng, lên bục giảng vẫn đứng run lập cập. Trẻ em chỉ mặc một hai cái áo mỏng, đi chân đất, da và môi chúng thâm lại vì rét. Trường tiểu học có nhà nội trú cho các em ở xa. Các em tự nấu ăn tại trường. Một số em nhà ở gần trường hơn thì đem cơm trong cặp lồng đến lớp ăn, thi thoảng cũng có em đem theo thức ăn đến trường.
Nhưng phần đa các em đều ăn cơm với muối trắng, các em thường nấu cơm ướt hơn bình thường để khi trộn, muối dễ tan. Một số em gái nhanh tay thì thường kiếm rau ở xung quanh trường. Những em bé ở Simacai cần sự giúp đỡ, các em đã quá quen với sự thiếu thốn nên cứ hồn nhiền lớn lên.
Chỉ có những ai đã từng được yêu thương và đang yêu thương ngừời khác, mới có thể biết các em cần sự chăm sóc, yêu thương đến nhường nào.
< Lâu đài trắng trên cao nguyên đá cổ - nhà Vua Mèo, Bắc hà.
Bắc Hà (thủ phủ Vua Mèo) nằm cách tỉnh Lào Cai 68 km về phía Tây Nam, nơi đây có “Dinh thự cổ trên cao nguyên trắng” nổi tiếng với cả dân bản xứ và khách phương xa. Đây là “Cố cung” của vua Mèo Hoàng A Tưởng cũ kỹ và rêu phong với lối kiến trúc vừa Tây phương vừa Đông Á.
Bắc Hà vốn có 3 thứ "đặc sản" không đâu sánh bằng: chợ phiên, rượu ngô Bản Phố và xòe Tà Chải. Đã lên tới Bắc Hà, dù chưa đến Tà Chải xem múa xòe, cũng nên ra chợ uống rượu với thắng cố (làm ít đồ nướng, thắng cố uống cùng với rượu Ngô Bắc Hà cũng fởn... ).
Chợ Bắc Hà vẫn còn những sản phẩm nổi tiếng dệt lanh của người Mông, rèn đúc của người Dao và rượu ngô Bản Phố. Trong chợ, hàng hóa tràn ngập, những bộ trang phục của người Mông, Dao, những túi vải Tày, Nùng thêu hoa văn sặc sỡ, chỗ này bán cải nương, rau rừng, chỗ kia mộc nhĩ, nấm hương, chỗ kia là chợ lợn.
< Một góc chợ phiên Si Ma Cai.
Có lẽ đi chợ là một nhu cầu của người vùng cao. Họ đi chợ không hẳn để mua bán, mà còn vì để thỏa mãn tinh thần... Người dân Bản Liền cách chợ 28 km, phải đi chợ từ 2 giờ sáng chỉ để gặp người quen hay mua vài thứ lặt vặt kim chỉ, dầu, muối... rồi lại đi bộ 6 tiếng nữa mới về đến nhà. Mấy cô bé Mông 15, 16 tuổi lặn lội từ Ximacai về chợ chỉ để gặp bạn, dù chợ Ximacai rất đẹp.
Đến chợ Bắc Hà hôm nay còn có nhiều khách du lịch người nước ngoài. Họ rất thích xem các chàng trai múa khèn và thích mua những sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm của địa phương.
Du lịch, GO! - Trích từ Blog David.Huancao
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét