Chùa Ông Mẹk (hoặc Mec) nằm ngay trung tâm thành phố Trà Vinh, tại số 50/1 đường Lê Lợi, phường 1. Xét về mặt cảnh quan và kiến trúc, ngôi chùa này không thu hút bắng nhiều chùa Khmer khác ở Trà Vinh, nhưng đây là ngôi chùa rất cổ, tên chùa đã được đưa vào ca dao:
Thêm nữa, chùa tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho việc viếng thăm, vì vậy nếu có dịp đến Trà Vinh, bạn hãy dành chút thời gian đến với chùa.
Vài chuyện hay hay về chùa như sau:
1. Tên chính thức của chùa là Pôthisalareaj (hic, đọc trẹo lưỡi luôn), nhưng dân ở đó quen gọi là Chùa Ông Mẹk (tên này dễ đọc, mà dễ nhớ nữa, vì nghe ngộ ghê!). Sở dĩ gọi tên chùa như vậy là gọi theo tên vị sư cả xây dựng chùa.
2. Chùa được xây dựng từ năm 642 (ôi, quá cổ so với những ngôi chùa cổ ở Đồng Nai, chỉ lâu khoảng 300 năm), trùng tu năm 1604 (ngay cả năm trùng tu chùa này Sài Gòn - Biên Hòa cũng đều chưa ra đời - 1698!). Trùng tu lần 2 năm 1978.
3. Chùa còn có tên là chùa Kompong. Tên này nghĩa là chùa tượng Phật trong ao. Truyện kể rằng: năm 1604, khi trùng tu chùa, mấy chú mục đồng thấy có một pho tượng Phật bằng gỗ trong ao, dưới cây bồ đề. Các cụ trong phum sóc ra thỉnh tượng Phật vào chùa nhưng không tài nào đem lên được. Sư trụ trì tổ chức lễ cầu an, và dùng 7 sợi chỉ cột vào tượng thì kéo lên được (quả là ly kỳ). Nay sau hơn 400 năm, cây bồ đề không còn, nhưng tượng Phật gỗ vẫn còn đó (được đặt trong một tượng Phật lớn hơn, bằng xi măng, cao 3 met).
Vài hình ảnh về chùa như sau:
Link to full article
Trà Vinh có bún nước lèo
Có chùa Ông Mẹc, ao đào Bà Om
Vài chuyện hay hay về chùa như sau:
1. Tên chính thức của chùa là Pôthisalareaj (hic, đọc trẹo lưỡi luôn), nhưng dân ở đó quen gọi là Chùa Ông Mẹk (tên này dễ đọc, mà dễ nhớ nữa, vì nghe ngộ ghê!). Sở dĩ gọi tên chùa như vậy là gọi theo tên vị sư cả xây dựng chùa.
2. Chùa được xây dựng từ năm 642 (ôi, quá cổ so với những ngôi chùa cổ ở Đồng Nai, chỉ lâu khoảng 300 năm), trùng tu năm 1604 (ngay cả năm trùng tu chùa này Sài Gòn - Biên Hòa cũng đều chưa ra đời - 1698!). Trùng tu lần 2 năm 1978.
3. Chùa còn có tên là chùa Kompong. Tên này nghĩa là chùa tượng Phật trong ao. Truyện kể rằng: năm 1604, khi trùng tu chùa, mấy chú mục đồng thấy có một pho tượng Phật bằng gỗ trong ao, dưới cây bồ đề. Các cụ trong phum sóc ra thỉnh tượng Phật vào chùa nhưng không tài nào đem lên được. Sư trụ trì tổ chức lễ cầu an, và dùng 7 sợi chỉ cột vào tượng thì kéo lên được (quả là ly kỳ). Nay sau hơn 400 năm, cây bồ đề không còn, nhưng tượng Phật gỗ vẫn còn đó (được đặt trong một tượng Phật lớn hơn, bằng xi măng, cao 3 met).
Vài hình ảnh về chùa như sau:
Cổng chùa
Ngôi chánh điện
Mặt sau chùa
Tượng trang trí sư tử
Phạm Hoài Nhân
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét